Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống trong chương I, Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống trong chương I, Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_cac_bai_tap_tinh_h.docx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống trong chương I, Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt
- 0 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN: CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG CHƯƠNG I, CÔNG NGHỆ 10 - CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT Tác giả: Nguyễn Thị Hà Môn giảng dạy: Công nghệ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Tiên Du số 1 Bắc Ninh, ngày 15 tháng 2 năm 2024 Bắc Ninh, ngày 15 tháng 2 năm 2024
- 1 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đóng góp của đề tài 2 3. Tính mới của đề tài 2 4. Đối tượng nghiên cứu: 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Thực trạng công tác dạy học ở trường THPT Tiên Du số 1 và tính cấp 3 thiết của đề tài 1.1. Thực trạng 3 1.2. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chương 1: Giới thiệu 4 chung về trồng trọt. 2.1. Biện pháp 1: Thiết kế các bài tập tình huống trong chương 1: Giới 4 thiệu chung về trồng trọt 2.2. Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập tình huống nhằm nâng cao chất 16 lượng dạy học 3. Thực nghiệm sư phạm 18 3.1. Mục đích thực nghiệm 18 3.2. Mô tả cách thức thực nghiệm 18 3.3. Kết quả thực nghiệm 19 3.4. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 20 4. Kết luận 20 5. Kiến nghị, đề xuất. 20 PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 22 PHẦN V: CAM KẾT 27
- 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTTH Bài tập tình huống CNTT Công nghệ trồng trọt CNC Công nghệ cao ĐC Đối chứng GD – ĐT Giáo dục – Đào tạo HS Học sinh GV Giáo viên NLVDKT Năng lực vận dụng kiến thức NNPTNT Nông nghiệp phát triển triển nông thôn THPT Trung học phổ thông TH Thực nghiệm SGK Sách giáo khoa
- 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng quy luật tự nhiên và nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Công nghệ là môn học có vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hiện hữu, sự quan tâm mạnh mẽ của Việt Nam về giáo dục STEM, sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục hướng nghiệp và phân luồng ở phổ thông thì giáo dục công nghệ càng được quan tâm coi trọng. Chương trình Công nghệ phổ thông có những giá trị nổi bật: - Giáo dục công nghệ giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, cộng đồng và xã hội. - Giáo dục công nghệ thúc đẩy giáo dục STEM, có ưu thế hình thành và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, thiết kế. - Giáo dục công nghệ là một trong những con đường chủ yếu thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp và phân luồng trong lĩnh vực ngành nghề về kĩ thuật công nghệ. - Giáo dục công nghệ chuẩn bị cho học sinh tri thức nền tảng để lựa chọn nghề hay tiếp tục theo học các ngành kĩ thuật, công nghệ. Như vậy chương trình môn Công nghệ có vai trò rất quan trọng để phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình 2018 ở cấp học THPT, Công nghệ là môn học lựa chọn, đa số học sinh còn xem nhẹ và chỉ có một tỉ lệ nhỏ học sinh lựa chọn môn học này. Một trong các lí do là phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thu hút được học sinh, nội dung các bài dạy chưa gắn liền với thực tế, chưa theo kịp xu thế phát triển công nghệ hiện đại. Học sinh chưa được tiếp cận
- 2 với các công nghệ hiện đại đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Làm thế nào để thu hút học sinh lựa chọn môn Công nghệ nói chung và Công nghệ nông nghiệp nói riêng, giúp học sinh tiếp cận với các công nghệ hiện đại trong nông nghiệp, chuẩn bị nền tảng để lựa chọn nghề nghiệp làm giàu trên chính quê hương của mình. Đây là cơ hội và thách thức cho mỗi giáo viên dạy môn Công nghệ nói chung và CNTT nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong chương 1, Công nghệ 10 - CNTT”. 2. Đóng góp của đề tài Đối với GV: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Công nghệ ở trường THPT, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Công nghệ. Đối với HS: Góp phần tạo hứng thú, sự yêu thích môn học, từ đó nâng cao kết quả học tập môn Công nghệ và đặc biệt phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Tính mới của đề tài - Đưa ra quy trình thiết kế và sử dụng BTTH phát triển, bồi dưỡng NLVDKT trong dạy học chương I, Công nghệ 10 - CNTT cho HS THPT. - Hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, vừa học vừa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, phát triển năng lực và phẩm chất người học. 4. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp đã được áp dụng cho học sinh lớp 10A13, 10A14 trường THPT Tiên Du số 1 học tập, kiểm tra và mang lại hiệu quả tốt.
- 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học ở trường THPT Tiên Du số 1 và tính cấp thiết của đề tài 1.1. Thực trạng 1.1.1. Thuận lợi Về nhà trường: Trường THPT Tiên Du số 1 là một ngôi trường có lịch sử phát triển lâu đời. Ban Giám hiệu nhà trường luôn đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục lên hàng đầu, luôn khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy phẩm chất, năng lực HS. Cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại. Về tổ bộ môn: Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn công nghệ ở trường đông, đều có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ, giáo viên luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực, định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Về HS: HS của trường THPT Tiên Du số 1 phần lớn là con em địa phương, xuất thân nông dân hiền lành, giản dị nên các em rất ngoan, chịu khó, có ý thức vươn lên trong học tập. Về nội dung kiến thức: Nhiều kiến thức gần gũi với thực tế. 1.1.2. Khó khăn Về phía GV, nhìn chung GV đã cải tiến đổi mới phương pháp như: Sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưa có sự đầu tư, tìm tòi các câu hỏi thực tế, các câu hỏi tư duy. Chỉ sử dụng hệ thống thông tin trong SGK để thể hiện trong bài học mà không có thêm thông tin kiến thức, bài tập thực tiễn. Chưa chú trọng đến phát huy năng lực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức cho HS. Về phía HS, qua thực tế giảng dạy cho thấy, các em HS chưa thực sự tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế. Hầu hết các em HS đều có tâm lý chung là học các môn với mục tiêu xét điểm vào các trường Đại học theo các tổ hợp môn truyền thống. Các em có tâm lí
- 4 coi môn Công nghệ là môn phụ nên còn xem nhẹ, nên tâm thế chỉ học cho xong mà chưa có hứng thú với việc học môn Công nghệ. Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao, số học sinh giỏi ít, khá và trung bình nhiều. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để tạo hứng thú cho HS và giúp các em phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn luôn là nỗi trăn trở của các Thầy Cô giảng dạy môn Công nghệ. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, với tinh thần học để chuẩn bị, học để thích ứng với lĩnh vực nghề nghiệp HS lựa chọn, môn Công nghệ có vai trò trang bị cho HS tri thức nền tảng và các năng lực cốt lõi phù hợp với ngành nghề mà các em lựa chọn. Hơn nữa nội dung SGK Công nghệ 10 nói chung được thiết kế mang tính chất chung cho mọi vùng miền và cho nhiều đối tượng, trong một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội xác định và sử dụng trong một thời gian nhất định. Vì vậy, việc cập nhật những nội dung kiến thức mang tính thời sự, tính thực tiễn sản xuất ở địa phương là cần thiết, giúp cho việc học của học sinh được gắn liền với thực tiễn, giúp các em hứng thú hơn và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Cho nên tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp : “Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống trong chương I, Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt”. 2. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chương 1: Giới thiệu chung về trồng trọt. 2.1. Biện pháp 1: Thiết kế các bài tập tình huống trong chương 1: Giới thiệu chung về trồng trọt 2.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm bài tập và bài tập tình huống: Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2000) định nghĩa: “Bài tập là bài giao cho HS làm để vận dụng những điều đã học được”. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1986): “Bài tập là bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học”. Tác giả Lê Thanh Oai (2016) định nghĩa:
- 5 “BTTH là dạng bài tập xuất phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển năng lực người học”. Như vậy trong dạy học BTTH được hiểu là dạng bài tập có nội dung gắn liền với thực tiễn, đòi hỏi HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh. 2.1.2. Vai trò của BTTH - BTTH kích thích HS hứng thú, yêu thích môn học hơn, đồng thời hình thành và phát triển lòng say mê nghiên cứu khoa học, công nghệ. - BTTH được sử dụng ứng với các phương pháp dạy học đa dạng, vì vậy trở thành công cụ tổ chức các loại bài học khác nhau nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập của HS. - Khi làm BTTH, HS phải nhận biết được vấn đề, huy động kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, HS sẽ khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết của mình về thiên nhiên và con người, thực tiễn cuộc sống. - Trong quá trình thực hiện BTTH, HS sẽ phát triển được các kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để giải thích, đáng giá hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Khi đó, HS tạo thói quen luôn tự đặt ra câu hỏi về các vấn đề xung quanh và tìm câu trả lời hợp lí nhất, điều đó giúp HS linh hoạt nhạy bén và thích ứng nhanh với xã hội năng động trong cuộc sống sau này. Mục đích sử dụng BTTH: Thông qua việc sử dụng BTTH, GV có thể đánh giá và phát triển được các kĩ năng xã hội, các kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh), kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin và các kĩ năng khác cho HS. Mặt khác, qua BTTH, GV đánh giá được tính tự lực, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong học tập của HS, giúp HS giảm thiểu những rủi ro khi tham gia vào thực tiễn cuộc sống sau này, đồng thời HS hiểu được một tình huống thực tiễn có nhiều cách xem xét và giải quyết khác nhau. 2.1.3. Quy trình thiết kế BTTH Trên cơ sở tham khảo quy trình của Lê Thanh Oai, tôi đề xuất quy trình thiết kế BTTH gồm các bước sau:
- 6 - Bước 1: Xác định tên và mạch kiến thức trong chương, bài GV cần sắp xếp các đơn vị nội dung các chương, bài trong SGK tạo thành chủ đề logic thuận lợi cho việc thiết kế BTTH, đòi hỏi huy động tổng hợp, kết nối kiến thức nội dung môn, liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra trong BTTH. - Bước 2: Xác định yêu cầu cần đạt, tìm cơ hội thiết kế BTTH - Bước 3: Thu thập dữ liệu, thiết kế BTTH GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS để thu thập và chọn lọc, gia công sư phạm dữ liệu làm xuất hiện tình huống nhận thức thực tiễn. Mô hình hóa tình huống nhận thức đó bằng BTTH dưới dạng câu hỏi, dự án Có thể tìm kiếm dữ liệu là các sự vật, hiện tượng tồn tại, nảy sinh trong môi trường tự nhiên, xã hội mà HS trực tiếp bắt gặp hoặc thông qua các nguồn thông tin đa dạng (hình ảnh, đoạn video, thí nghiệm, bài báo trên trang web, sách báo, tạp chí ). Sau khi thu thập nguồn dữ liệu, GV cần dựa vào yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông môn học, sắp xếp các dữ liệu đó theo chủ đề và tạo thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho các mục đích sư phạm khác. - Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BTTH. Các BTTH đó đang ở dạng công cụ nên khi sử dụng để tổ chức dạy học còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau (đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất .). Vì vậy, GV có thể phải chỉnh sửa hình thức diễn đạt, gia giảm thông tin, yêu cầu cần đạt sản phẩm HS hoàn thành. 2.1.4. Các BTTH trong chương 1. Giới thiệu chung về trồng trọt TỰ LUẬN Câu 1. Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a. Công nghệ nào được đề cập trong các hình ảnh trên? b. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, công nghệ trên đem lại những lợi ích gì? Gợi ý đáp áp:
- 7 a. Công nghệ tưới nước tự động (Công nghệ tưới nước nhỏ giọt, công nghệ tưới phun mưa), Công nghệ thủy canh và công nghệ nhà kính b. Lợi ích: Công nghệ tưới nước tự động: Tiết kiệm nước, tiết kiệm công lao động, tạo điều kiện tối ưu cho cây phát triển và bảo vệ đất trồng. Công nghệ thủy canh: Tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước, kiểm soát tốt chất lượng nông sản, tăng năng suất cây trồng. Công nghệ nhà kính: Kiểm soát sâu bệnh; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, bảo vệ cây trồng tránh các điều kiện bất lợi của thời tiết. Tăng năng suất và chất lượng cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Câu 2: Cùng nông dân canh tác ruộng lúa trên smartphone Trong tương lai, cảnh nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” sẽ trở thành hình ảnh chỉ còn trên sách vở với triển vọng cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trong ngành nông nghiệp ở nước ta. Thông qua các thiết bị hỗ trợ thông minh, việc canh tác lúa sẽ không đòi hỏi sự hiện diện của người nông dân trên đồng, tất cả mọi thứ sẽ được thực hiện qua thiết bị di động. Chẳng hạn, ngồi nhà cũng có thể bơm nước lên ruộng, thậm chí nông dân đi ngủ thì việc canh tác vẫn diễn ra. Quá trình sản xuất lúa có sự hỗ trợ các thiết bị như phao quan trắc nước kết nối và truyền dữ liệu cảnh báo về smartphone thông qua ứng dụng, máy bơm và những thiết bị khác phục vụ sản xuất lúa gạo có thể kết nối và điều khiển bằng điện thoại thông qua kết nối Internet vạn vật (IoT). Việc phun thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện qua máy bay không người lái. Nhờ những thiết bị đó người nông dân biết chính xác quá trình phát triển của cây lúa, khi nào ruộng cần nước. Mọi thao tác được thực hiện chỉ bằng một nút bấm qua điện thoại.
- 8 Công nghệ trên đã được ứng dụng vào sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửa Long, điển hình: Mô hình canh tác lúa lý tưởng ở huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu . Theo các nhà khoa học thì mô hình cho lợi nhuận trên 4 triệu/ha, chi phí sản xuất giảm 3 triệu/ha, lại góp phần bảo vệ môi trường từ việc giảm nước tưới, giảm thuốc BVTV, giảm phân bón nhất là phân đạm. ( rtphone) a. Liệt kê các công nghệ cao được sử dụng trong mô hình trồng lúa nói trên? b. Nêu các ưu điểm của công nghệ trồng lúa nói trên? c. Nêu những khó khăn của nông dân Việt Nam khi thực hiện mô hình này? - Gợi ý đáp áp: a. Liệt kê các công nghệ cao: Internet vạn vật (IoT): thiết bị như phao quan trắc nước kết nối và truyền dữ liệu cảnh báo về smartphone thông qua ứng dụng, máy bơm và những thiết bị khác phục vụ sản xuất lúa gạo có thể kết nối và điều khiển bằng điện thoại; Phun thuốc bằng máy bay không người lái b. Ưu điểm: tăng lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất, giảm sức lao động, bảo vệ môi trường từ việc giảm nước tưới, giảm thuốc BVTV, giảm phân bón. c. Nêu những khó khăn của nông dân Việt Nam khi thực hiện mô hình này? - Phải đầu tư vốn ban đầu rất lớn, kéo dài. - Chi phí sản xuất lớn nên giá thành cao, khó khăn khi cạnh tranh. - Nông dân phải có trình độ khoa học kĩ thuật, kiến thức sản xuất nhất định. Câu 3: Đọc thông tin sau và phân loại các cây trồng theo nguồn gốc, đặc điểm sinh học, và mục đích sử dụng? Sâm Ngọc Linh - Loại thảo dược quý hiếm được mệnh danh là vua của các loài sâm chỉ có duy nhất ở tỉnh Kon Tum và Quảng Nam Việt Nam. Thuộc dạng cây thảo, sống nhiều năm nhờ thân rễ. Thân rễ nạc (rễ củ) đường kính 1- 3,5cm màu vàng nhạt hoặc vàng đất, mỗi đốt tương đương 1 năm, có những củ sâm có tuổi đời hàng trăm năm có giá trị tới hàng tỷ đồng. Cam Xã Đoài được ví là loại cam dành cho nhà giàu, cam không bán theo cân mà tính tiền theo quả, có lúc 100.000 đồng/quả. Cam có nguồn gốc châu Phi
- 9 được người Pháp mang đến Xã Đoài vào khoảng thế kỉ 19. Cây cho quả từ 1- 3 năm sau khi trồng. Đây là giống cam “cực đoan” nó chỉ thích ứng với thổ nhưỡng của vùng đất Xã Đoài. Súp lơ (Hoa lơ, cải bông trắng) là loài cây gieo trồng bằng hạt, phần sử dụng làm thực phẩm là toàn bộ phần hoa chưa nở, phần này mềm, xốp. Ở Việt Nam vùng trồng súp lơ phổ biến là miền có khí hậu lạnh. Cây Lim (Lim xanh) là cây gỗ lớn, cao trên 30m, được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới, trung bình gỗ lim có vòng đời từ 100- 300 năm. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết ở Việt Nam là Đinh, Lim, Sến, Táu. Gỗ lim là loại gỗ cứng, chắc, nặng không bị mối mọt có khả năng chịu lực tốt, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp mắt. Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là loài một lá mầm, sống một năm, sản phẩm thu được là hạt lúa (thóc), sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và phụ phẩm là cám và trấu. - Gợi ý đáp áp: Phân loại theo đặc Phân loại theo Loại cây Phân loại theo nguồn gốc tính sinh học mục đích sử dụng Sâm Ngọc Cây thân thảo. Cây nhiệt đới Cây dược liệu Linh Cây lâu năm Cam Xã Cây thân gỗ Cây nhiệt đới Cây ăn quả Đoài Cây lâu năm Cây thân gỗ/ Cây Cây Lim Cây nhiệt đới Cây lấy gỗ lâu năm Cây thân thảo/ Súp lơ Cây ôn đới Cây rau Cây một năm Cây thân thảo/ Lúa Cây nhiệt đới Cây lương thực Cây một năm Câu 4: Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau Hoa hồng- Loài hoa biểu tượng cho tình yêu bền vững
- 10 Hoa hồng có nguồn gốc từ Châu Âu, có thể sinh trưởng phát triển trong khoảng từ 80C đến 350C, gồm hơn 200 loài, hiện nay phong trào trồng và chơi hoa hồng phát triển mạnh ở Việt Nam. Một số giống được trồng nhiều là: 1. Hoa hồng cổ Sapa: thích hợp với khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp. 2. Hoa hồng leo: thích hợp nơi thoáng mát mẻ, môi trường ngoài trời nhưng với cái nắng quá gay gắt thì cây không sinh trưởng và phát triển được. 3. Hoa hồng nhung: cây chịu được điều kiện khắc nghiệt đặc biệt chịu được nhiệt độ cao tới 380C, có khả năng chịu sâu bệnh tốt, là loại hồng dễ trồng. Nếu bạn trồng cây trong chậu cần lưu ý: Chọn giống hoa hồng phù hợp để trồng trong chậu, bởi không phải loại hoa hồng nào cũng thích hợp để trồng trong chậu. Lựa chọn địa điểm đặt chậu là nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng. Đất trồng phải tơi, xốp, nhiều chất dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng đất mua sẵn hoặc tự trộn đất phân ủ hoai mục, phân hữu cơ. Trồng cây phân bố đều, không trồng cây quá sát vào chậu. Xếp chậu cách chậu 10- 15 cm. Nên tưới nước bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nên tưới 2 ngày/lần. Không tưới vào buổi tối sẽ dễ bị bệnh nấm. Hoa hồng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, nên chọn phân hữu cơ và phân vi sinh. Định kỳ bón phân hàng tháng 1 lần phun bón là và 1 lần bón gốc xen kẽ. Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, sâu bệnh. Sau khi hoa tàn cắt bỏ và cắt thêm 1 hoặc 2 mắt. Thường xuyên theo dõi cây hoa để kịp thời phát hiện và diệt trừ sâu bệnh. Bắt buộc phải thay chậu mới cho cây sau 2- 3 năm. (Nguồn Sách nghề làm vườn 11) a. Nêu các yếu tố chính trong quá trình trồng hoa hồng trong chậu? b. Trong đoạn thông tin trên hãy chỉ ra các kĩ thuật canh tác hoa hồng trong chậu? c. Trong 3 giống hoa hồng ở trên giống nào phù hợp với địa phương em? Vì sao? - Đáp áp: a. Yếu tố chính trong quá trình trồng hoa hồng trong chậu: Giống, Đất, Nhiệt độ, Ánh sáng, Dinh dưỡng (phân bón), Nước, Kĩ thuật canh tác. b. Kĩ thuật canh tác hoa hồng trong chậu:
- 11 -Tưới nước bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nên tưới 2 ngày/lần. - Bón phân hàng tháng 1 lần phun bón là và 1 lần bón gốc xen kẽ. - Cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, sâu bệnh. - Kịp thời phát hiện và diệt trừ sâu bệnh. - Thay chậu mới cho cây sau 2- 3 năm. c. Với thời tiết khí hậu miền Bắc Việt Nam có thể trồng được cả 3 loại hoa hồng trên. Tuy nhiên, cần lưu ý vị trí trồng trong sân, vườn phù hợp với đặt tính từng giống để đảm bảo cây có thể phát triển tốt. Câu 5: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau Cây cảnh Bonsai- Nghệ thuật làm đẹp cho đời Bonsai là gì? Bon là chậu, khay đựng, sai là cây, trồng cây. Bonsai là cây cảnh nhỏ có hình dáng nhất định được trồng trong chậu. Khi trồng Bonsai người trồng phải có kiến thức nhất định về thực vật như lựa chọn loại cây, các điều kiện như đất trồng, nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng phải thích hợp. Để tạo ra cây Bonsai đẹp cần có các kĩ thuật: kĩ thuật uốn thân cành nhằm thay đổi hướng của thân cành nhánh cây phù hợp với từng kiểu dáng, thế cây; kĩ thuật lão hóa cho cây, tạo cho cây dáng vẻ của cây cổ thụ, thường lợi dụng các khuyết tật về cấu trúc của cây (một bộ phận của thân, cành bị chết, bị sâu đục khoét ), tạo ra các lớp sù sì, rêu mốc, nứt nẻ hoặc tạo ra các u nần, hang hốc; kĩ thuật cắt tỉa rễ để tạo ra bộ rễ bò ngoằn nghèo độc đáo cho cây. Ngoài ra còn sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm ức chế sinh trưởng có tác dụng hạn chế sinh trưởng toàn cây, tạo cây thấp, lùn, cành lá nhỏ lại nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối. Những biện pháp này cần được phối hợp cẩn thận hợp lí không được nóng vội làm ẩu, có như vật mới mong tạo ra được cây Bonsai như ý.
- 12 (Nguồn Sách Nghề làm vườn 11) a. Nêu các yếu tố chính trong quy trình trồng cây Bonsai? b. Trong quy trình này công nghệ cao được sử dụng ở khâu nào? Tác dụng? c. Theo em để trở thành nghệ nhân trồng cây Bonsai cần có những yêu cầu gì? Em cảm thấy mình có phù hợp với nghề này không? Vì sao? - Gợi ý đáp áp: a. Giống cây; Đất, Nước, Nhiệt độ, Ánh sáng, Chất dinh dưỡng (Phân bón) và Kĩ thuật chăm sóc (kĩ thuật uốn cành, kĩ thuật lão hóa ) b. Sử dụng: Các chế phẩm sinh học nhằm ức chế sinh trưởng. Tác dụng hạn chế sinh trưởng, tạo cây thấp, lùn, cành lá nhỏ lại nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối. c. Yêu cầu: - Có sức khỏe, chăm chỉ, chịu khó, kiên trì có trách nhiệm. - Có kiến thức cơ bản về trồng trọt, sử dụng các thiết bị trong trồng trọt. - Tuân thủ an toàn lao động - Có niềm đam mê với thiên nhiên, có con mắt thẩm mỹ HS tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với nghề. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thông tin sau đề cập đến vai trò nào của trồng trọt “Nông sản đem về cho nền kinh tế 41,2 tỷ USD năm 2020 và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021”. A. Đảo bảo an ninh lương thực B. Tạo việc làm cho lao động C. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp D. Tham gia vào xuất khẩu Câu 2. Câu nào đề cập đến 2 yếu tố trong trồng trọt là ánh sáng và nước ? A. Phân tro không bằng no nước B. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa C. Cấy lúa ruộng lạ, gieo mạ ruộng quen D. Khoai đất lạ, mạ đất quen
- 13 Câu 3. Hình ảnh nào thể hiện vai trò đảm bảo an ninh lương thực của trồng trọt? A B. C. D. Câu 4. Cho các nội dung sau: 1. Mô hình trồng dưa leo Baby ở xã Minh Tân, Lương Tài (Bắc Ninh) được trồng trong nhà kính (nhà màng), có sử dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt. 2. Tại cơ sở trồng rau sạch thuộc thên Rền, xã Cảnh Hưng có thời gian bón phân, phun thuốc trừ sâu được ghi chép cụ thể và cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. 3. Bắc Ninh hướng tới phát triển nông nghiệp thông minh với nhiều giải pháp 4.0 như dùng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu cho lúa. 4. Khu thực nghiệm công nghệ cao Bắc Ninh sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, phun mưa tự động tiết kiệm 90% công lao động, 70% chi phí điện nước, và tăng năng suất cây trồng. 5. Người dân tại các thành phố sử dụng thùng xốp để trồng rau trên sân thượng. 6. Nông dân tận dụng phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường. Nội dung nào thể hiện sự ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt: A. 1,2,3 B. 1,4,5 C. 1,3,4 D. 4,5,6 Đọc đoạn thông tin sau và trả lời từ câu 5- 7: “Cam Xã Đoài là giống cam “cực đoan” nó chỉ thích ứng với thổ nhưỡng của vùng Xã Đoài (Nghi Lộc, Nghệ An), nếu đem giống cam trồng làng bên cạnh hay vùng khác đều không cho hương vị thơm như ở Xã Đoài”.
- 14 Câu 5. Thông tin trên đề cập đến vai trò của yếu tố nào trong trồng cam Xã Đoài? A. Kĩ thuật chăm sóc B. Nhiệt độ C. Đất D. Phân bón. Câu 6. Yếu tố chính quyết định chất lượng của cam Xã Đoài là: A. Giống và kĩ thuật canh tác. B. Giống và thổ nhưỡng. C. Kĩ thuật canh tác và thổ nhưỡng. D. Nguồn nước và thổ nhưỡng Câu 7. Sau khi thu hoạch cam Xã Đoài, cần tiến hành: vệ sinh vườn cam, cắt tỉa cành phun thuốc diệt sâu bệnh hại, sau khi bón phân tưới nước 3 ngày liên tục mỗi ngày tưới 1 lần. Nội dung trên đề cập đến yếu tố nào của trồng trọt? A. Ánh sáng B. Nhiệt độ C. Dinh dưỡng D. Kĩ thuật canh tác Câu 8. Để thanh long ra quả vào mùa đông, tại các vườn thanh long nông dân thường thắp đèn vào buổi tối. Việc làm này có ý nghĩa gì? A. Bổ sung nhiệt độ sưởi ấm B. Bổ sung ánh sáng cho cây C. Xua đuổi côn trùng, sâu gây hại D. Ngăn ngừa các loại nấm gây hại Câu 9. Khi nói về các yếu tố chính trong trồng trọt, nhận định nào không đúng? A.Giống lúa ST 25 khi trồng ở Bắc Ninh và Hải Phòng nếu áp dụng cùng kĩ thuật canh tác, gieo cùng thời gian thì năng suất như nhau. B. Giống cây trồng là một trong những yếu tố quan trọng. C. Nếu thiếu nước hoặc thừa nước cây có thể bị chết. D.Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước cho cây. Mỗi loại cây trồng phù hợp với một loại đất nhất định. Câu 10. Câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Đề cập đến các yếu tố trồng trọt nào? A.Đất, nước, giống, dinh dưỡng B. Nước, nhiệt độ, kĩ thuật canh tác, dinh dưỡng C. Nhiệt độ, nước, giống, dinh dưỡng
- 15 D. Nước, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác, giống Câu 11. Hình ảnh sau mô tả ứng dụng công nghệ cao nào trong trồng trọt ? A. Công nghệ thủy canh B. Công nghệ tưới nước nhỏ giọt C. Công nghệ khí canh D. Công nghệ tưới nước tự động Câu 12. Thành tựu ứng dụng nào đang được đề cập đến trong các hình ảnh sau: A. Cơ giới hóa trong trồng trọt B. Công nghệ thủy canh C. Công nghệ tưới nước tự động D. Công nghệ trồng cây trong nhà kính Câu 13. Đọc thông tin sau: Theo báo cáo của Sở NNPTNT Bắc Ninh, hiện tỉnh có 148 trang trại vườn, ao, chuồng (VAC) ứng dụng CNC, chiếm 60% tổng số trang trại toàn tỉnh. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt hơn 95%, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật đạt khoảng 50%, khâu thu hoạch đạt khoảng 70%, khâu gieo trồng đạt khoảng 10%. Ứng dụng của công nghệ nào được nhắc đến trong báo cáo trên? A. Công nghệ nhà kính B. Công nghệ tưới nước tự động C. Cơ giới hóa trong trồng trọt D. Công nghệ thủy canh Câu 14. Trong giai đoạn cả thế giới đang phòng chống dịch Covid – 19 bùng phát, vai trò được ưu tiên hàng đầu của trồng trọt là A. Tham gia vào xuất khẩu B. Đảm bảo an ninh lương thực C. Thúc đẩy phát triển chăn nuôi và công nghiệp D. Tạo việc làm cho người lao động. Đáp án: 1.D 2.B 3.B 4.C 5.C 6.B 7.D 8.B 9.A 10.D 11.A
- 16 12. A 13.C 14. B 2.2. Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập tình huống nhằm nâng cao chất lượng dạy học 2.2.1. Quy trình dạy học bằng BTTH BTTH có thể sử dụng trong dạy học Công nghệ khi hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, ôn tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá NLVDKT của HS. Khi sử dụng BTTH trong hoạt động mở đầu tạo hứng thú với vấn đề học tập, hoạt động hình thành kiến thức mới sử dụng trong các hoạt động tổ chức HS tìm hiểu kiến thức mới và dựa trên kiến thức tự tìm hiểu đó để đưa ra các phương án giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra trong BTTH. GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm để các em có thể hợp tác cùng nhau đưa ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề thực tiễn hợp lí nhất, qua đó rèn luyện NLVDKT, năng lực hợp tác và giao tiếp. Trong hoạt động luyện tập và vận dụng GV sử dụng BTTH để học sinh củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Quy trình sử dụng BTTH trong hình thành kiến thức Bước 1: GV giao BTTH cho HS GV giao BTTH và nêu rõ nhiệm vụ HS phải thực hiện. Bước 2: Tổ chức thực hiện BTTH Tổ chức cho HS giải quyết BTTH theo nhiều hình thức khác nhau: - Làm việc cá nhân từng HS phân tích yêu cầu BTTH, tìm hiểu nội dung bài học, lựa chọn, thu thập thông tin, xác định giải pháp và thực hiện. GV theo dõi, có thể dẫn dắt thông tin khi cần thiết. HS chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện. - Tổ chức hoạt động nhóm: Tùy tình huống cụ thể mà theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp hoặc cả hai hình thức này xen kẽ. Dù hình thức nào thì cũng cần kết hợp học cá nhân với học hợp tác, trong đó đảm bảo mỗi HS tự lực tối đa. Sản phẩm hoạt động cá nhân được chia sẻ trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp và được GV sử dụng để đánh giá, tổ chức tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Những hoạt động này phát triển được ở HS các năng lực tư duy, phê phán, phản biện, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ Trong quá trình hoạt động nhóm GV cần quan sát và hỗ
- 17 trợ các nhóm nếu cần thiết. GV cần tạo môi trường tâm lí dân chủ, cởi mở để mọi HS mạnh dạn tham gia thảo luận kết quả thực hiện bài tập. Đó là cách làm cho BTTH được sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTH Bước 4: Kết luận về cách giải quyết BTTH Sau khi các cá nhân báo cáo, tổ chức thảo luận nhóm hoặc cả lớp, GV nhận xét, đưa ra cách giải quyết BTTH hợp lí nhất. 2.2.2. Lựa chọn xây dựng hệ thống BTTH khoa học, thiết thực, hấp dẫn phù hợp với nội dung dạy học - BTTH xây dựng phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nội dung của chủ đề dạy học. - BTTH phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình GDPT 2018 môn Công nghệ. - BTTH phải có tính thực tế, gắn với những sự kiện liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) tại địa phương như cách nông dân sử dụng phân bón, cải tạo đất, ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt .; sử dụng các câu ca dao tục ngữ về kinh nghiệm trồng trọt. - BTTH phải mang tính khả thi, đảm bảo những điều kiện cần và đủ để đưa đến giải pháp hợp lí, dễ chấp nhận. - BTTH phải vừa sức, phù hợp với trình độ người học. 2.2.3. Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học hoạt động - Tạo bầu không khí thân thiện, thoải mái nhưng nghiêm túc cho người học, thường xuyên động viên và khuyến khích HS tự do nêu phương án giải quyết vấn đề. - Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học để phát huy tính chủ động, tích cực ở người học. 2.2.4. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học - Dùng các đoạn video, thí nghiệm, phim tư liệu, hình ảnh, sơ đồ về công nghệ trồng trọt để dẫn dắt các tình huống.