Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) bằng các bài tập tình huống
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) bằng các bài tập tình huống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc.doc
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) bằng các bài tập tình huống
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP NGÀNH TÊN SÁNG KIẾN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 BẰNG CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hà Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Tiên Du số 1 Bộ môn: Công nghệ Tiên Du, tháng 01 năm 2023
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp ngành Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành 1. Tên sáng kiến: ‘‘Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Công nghệ 10 bằng các bài tập tình huống’’. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Công nghệ. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Hà - Cơ quan, đơn vị: Tổ Hóa – Sinh – CN, Trường THPT Tiên Du Số 1 - Địa chỉ: xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 0982587066 Email: hasinhoc@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): - Tên chủ đầu tư: - Cơ quan, đơn vị: - Địa chỉ: 6. Các tài liệu kèm theo: Bắc Ninh, ngày 15 tháng 02 năm 2024 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Hà
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: ‘‘Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học công nghệ 10 bằng các bài tập tình huống”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/09/2023. 3. Các thông tin cần bảo mật: không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Thực hiện chương trình 2018 ở cấp học THPT, Công nghệ là môn học lựa chọn, đa số học sinh còn xem nhẹ và chỉ có một tỉ lệ nhỏ học sinh lựa chọn môn học này. Một trong các lí do là phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thu hút được học sinh, nội dung các bài dạy chưa gắn liền với thực tế, chưa theo kịp xu thế phát triển công nghệ hiện đại. Học sinh chưa được tiếp cận với các công nghệ hiện đại đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Làm thế nào để thu hút học sinh lựa chọn môn Công nghệ nói chung và Công nghệ nông nghiệp nói riêng, giúp học sinh tiếp cận với các công nghệ hiện đại trong nông nghiệp, chuẩn bị nền tảng để lựa chọn nghề nghiệp làm giàu trên chính quê hương của mình. Đây là cơ hội và thách thức cho mỗi giáo viên dạy môn Công nghệ nói chung và Công nghệ trồng trọt nói riêng. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Công nghệ hiện nay là: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học; phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Bài tập tình huống gắn liền với thực tế địa phương sẽ giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn làm cho học sinh cảm thấy kiến thức Công nghệ rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày vì vậy sẽ hứng thú học tập hơn. Trên cơ sở niềm vui và hứng thú các em sẽ tích cực học tập hơn và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
- - Hệ thống các bài tập tình huống – Công nghệ trồng trọt 10 chương trình giáo dục phổ thông Môn Công nghệ - Định hướng nông nghiệp có liên quan đến thực tiễn. - Áp dụng bài tập tình huống trong dạy học Công nghệ trồng trọt 10 để phát triển năng lực vận dụng kiến thức Công nghệ vào thực tế. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Cụ thể các giải pháp: - Giải pháp thứ nhất: Hệ thống các bài tập tình huống trong dạy học Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt. - Giải pháp hai: Sử dụng các bài tập tình huống trong dạy học Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt nhằm phát huy năng lực vận dựng kiến thức cho học sinh. - Giải pháp ba: Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt. * Kết quả của sáng kiến - Hệ thống các bài tập tình huống trong chương trình Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt đảm bảo được tính định hướng, hiệu quả và khả thi. Tạo cơ hội thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập giúp phát huy tính tích cực học tập của HS, tăng cường khả năng quan sát, phân tích, óc sáng tạo, từng bước rèn luyện cho HS khả năng tự học. - Khi kết hợp giải pháp chất lượng học tập của HS tăng cao 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Giải pháp đưa ra trong sáng kiến có thể áp dụng vào dạy học Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt. Giải pháp của sáng kiến cũng được dùng để giáo viên sử dụng làm tài liệu tham khảo, tài liệu giúp học sinh tham gia các kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến - Sáng kiến giúp học sinh khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết của mình về thiên nhiên và con người, thực tiễn cuộc sống. - Sáng kiến giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển các kĩ năng xã hội, các kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh), kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin và các kĩ năng khác cho HS.
- - Sáng kiến giúp GV đánh giá được tính tự lực, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong học tập của HS, giúp HS giảm thiểu những rủi ro khi tham gia vào thực tiễn cuộc sống sau này, đồng thời HS hiểu được một tình huống thực tiễn có nhiều cách xem xét và giải quyết khác nhau. * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Hà
- MỤC LỤC Trang Mục lục i Quy ước viết tắt ii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1. Mục đích của sáng kiến 1 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 1 3. Đóng góp của sáng kiến 1 PHẦN 2. NỘI DUNG 3 Chương 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC 3 HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lí do chọn đề tài 3 1.2. Thuận lợi 3 1.3. Khó khăn 3 Chương 2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG 5 2.1. Giải pháp 1: Hệ thống các bài tập tình huống trong dạy học Công 5 nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt 2.2 Giải pháp 2: Sử dụng các bài tập tình huống nhằm phát triển năng 33 lực vận dụng kiến thức cho học sinh 2.3. Giải pháp 3: Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh 34 trong môn công nghệ trồng trọt 10 Chương 3. KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI 37 3.1. Mô tả cách thực hiện 37 3.2. Kết quả đạt được 37 PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 40 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến 40 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 40 3. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 43 i
- QUI ƯỚC VIẾT TẮT BTTH Bài tập tình huống CNTT Công nghệ trồng trọt ĐC Đối chứng HS Học sinh GV Giáo viên NLVDKT Năng lực vận dụng kiến thức SGK Sách giáo khoa SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm ii
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Thông qua việc sử dụng BTTH, GV có thể đánh giá và phát triển được các kĩ năng xã hội, các kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh), kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin và các kĩ năng khác cho HS. Mặt khác, qua BTTH, GV đánh giá được tính tự lực, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong học tập của HS, giúp HS giảm thiểu những rủi ro khi tham gia vào thực tiễn cuộc sống sau này, đồng thời HS hiểu được một tình huống thực tiễn có nhiều cách xem xét và giải quyết khác nhau. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến: Đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng được vấn đề nghiên cứu vào bài học, đồng thời hệ thống các BTTH phát triển NLVDKT vào thực tiễn trong một số bài học cụ thể của chương trình Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt. Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại trường THPT Tiên Du số 1 vào tháng 9 năm 2023. 3. Đóng góp của sáng kiến Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Công nghệ ở trường THPT, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Công nghệ, đặc biệt là góp phần phát triển NLVDKT vào thực tiễn cho HS Trường Tiên Du số 1 nói riêng và của HS các trường THPT nói chung. Hệ thống các BTTH môn Công nghệ 10 mà tác giả đã hệ thống có thể được sử dụng trong các kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy Qua đó nâng cao kết quả các kì thi, có thêm nhiều cơ hội cho HS định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn chỉnh hơn và có điều kiện áp dụng trong phạm vi rộng hơn, để được đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh. 1
- PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lí do chọn đề tài. Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng quy luật tự nhiên và nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Công nghệ là môn học có vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hiện hữu, sự quan tâm mạnh mẽ của Việt Nam về giáo dục STEM, sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục hướng nghiệp và phân luồng ở phổ thông thì giáo dục công nghệ càng được quan tâm coi trọng. Chương trình Công nghệ phổ thông có những giá trị nổi bật: - Giáo dục công nghệ giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, cộng đồng và xã hội. - Giáo dục công nghệ thúc đẩy giáo dục STEM, có ưu thế hình thành và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, thiết kế. - Giáo dục công nghệ là một trong những con đường chủ yếu thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp và phân luồng trong lĩnh vực ngành nghề về kĩ thuật công nghệ. - Giáo dục công nghệ chuẩn bị cho học sinh tri thức nền tảng để lựa chọn nghề hay tiếp tục theo học các ngành kĩ thuật, công nghệ. Như vậy chương trình môn Công nghệ có vai trò rất quan trọng để phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình 2018 ở cấp học THPT, Công nghệ là môn học lựa chọn, đa số học sinh còn xem nhẹ và chỉ có một tỉ lệ nhỏ học sinh lựa chọn môn học này. Một trong các lí do là phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thu hút được học sinh, nội dung các bài dạy chưa gắn liền với thực tế, chưa theo kịp xu thế phát triển công nghệ hiện đại. Học sinh chưa được tiếp cận với các công nghệ hiện đại đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Làm thế nào để thu hút học sinh lựa chọn môn Công nghệ nói chung và Công 2
- nghệ nông nghiệp nói riêng, giúp học sinh tiếp cận với các công nghệ hiện đại trong nông nghiệp, chuẩn bị nền tảng để lựa chọn nghề nghiệp làm giàu trên chính quê hương của mình. Đây là cơ hội và thách thức cho mỗi giáo viên dạy môn Công nghệ nói chung và Công nghệ trồng trọt nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10 bằng các bài tập tình huống”. 1.2. Thuận lợi: Về nhà trường: Trường THPT Tiên Du số 1 là một ngôi trường có lịch sử phát triển lâu đời. Ban Giám hiệu nhà trường luôn đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục lên hàng đầu, luôn khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy phẩm chất, năng lực HS. Cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại. Về tổ bộ môn: Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn công nghệ ở trường đông, đều có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Trong quá trình giảng dạy môn công nghệ, giáo viên luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực, định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Về HS: HS của trường THPT Tiên Du số 1 phần lớn là con em địa phương, giản dị nên các em rất ngoan, chịu khó, có ý thức vươn lên trong học tập. Hơn nữa, đa số các em xuất thân có bố mẹ làm nông dân, nên các kiến thức về trồng trọt được đề cặp trong chương trình Công nghệ 10 rất thực tế và gần gũi với các em. Về nội dung kiến thức: Nhiều kiến thức gần gũi với thực tế. 1.3. Khó khăn Về phía GV, nhìn chung GV đã cải tiến đổi mới phương pháp như: Sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưa có sự đầu tư, tìm tòi các câu hỏi thực tế, các câu hỏi tư duy. Chỉ sử dụng hệ thống thông tin trong SGK để thể hiện trong bài học mà không có thêm thông tin kiến thức, bài tập thực tiễn. Chưa chú trọng đến phát huy năng lực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức cho HS. 3
- Về phía HS, qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn công nghệ chưa cao. Hoạt động của các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu và xây dựng bài, các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động miễn cưỡng. Hầu hết các em HS đều có tâm lý chung học lệch, chỉ tập chung các môn sắp kiểm tra, môn thi hay môn chuyên. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học. Trong lớp có 40 – 45 HS nhưng trong suốt giờ học chỉ tập chung 3 – 5 bạn phát biểu xây dựng bài, thậm chí có những lớp còn không có HS nào phát biểu. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập môn công nghệ. Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao, số học sinh giỏi ít, khá và trung bình nhiều. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để tạo hứng thú cho HS, giúp các em phát triển NLVDKT vào thực tiễn luôn là nỗi trăn trở của các Thầy Cô giảng dạy môn Công nghệ. 4
- Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG 2.1. Giải pháp 1: Hệ thống các BTTH trong dạy học Công nghệ 10 – CNTT 2.1.1. Hệ thống các BTTH trong chương I. Giới thiệu chung về trồng trọt TỰ LUẬN Câu 1. Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a. Công nghệ nào được đề cập trong các hình ảnh trên? b. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, công nghệ trên đem lại những lợi ích gì? Gợi ý đáp áp: a. Công nghệ thủy canh và công nghệ nhà kính (Trồng cây trong nhà kính). b. Lợi ích: Công nghệ thủy canh: Tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước, kiểm soát tốt chất lượng nông sản, tăng năng suất cây trồng. Công nghệ nhà kính: Kiểm soát sâu bệnh; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, bảo vệ cây trồng tránh các điều kiện bất lợi của thời tiết. Tăng năng suất và chất lượng cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Câu 2: Cùng nông dân canh tác ruộng lúa trên smartphone Trong tương lai, cảnh nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” sẽ trở thành hình ảnh chỉ còn trên sách vở với triển vọng cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trong ngành nông nghiệp ở nước ta. Thông qua các thiết bị hỗ trợ thông minh, việc canh tác lúa sẽ không đòi hỏi sự hiện diện của người nông dân trên 5
- đồng, tất cả mọi thứ sẽ được thực hiện qua thiết bị di động. Chẳng hạn, ngồi nhà cũng có thể bơm nước lên ruộng, thậm chí nông dân đi ngủ thì việc canh tác vẫn diễn ra. Quá trình sản xuất lúa có sự hỗ trợ các thiết bị như phao quan trắc nước kết nối và truyền dữ liệu cảnh báo về smartphone thông qua ứng dụng, máy bơm và những thiết bị khác phục vụ sản xuất lúa gạo có thể kết nối và điều khiển bằng điện thoại thông qua kết nối Internet vạn vật (IoT). Việc phun thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện qua máy bay không người lái. Nhờ những thiết bị đó người nông dân biết chính xác quá trình phát triển của cây lúa, khi nào ruộng cần nước. Mọi thao tác được thực hiện chỉ bằng một nút bấm qua điện thoại. Công nghệ trên đã được ứng dụng vào sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửa Long, điển hình: Mô hình canh tác lúa lý tưởng ở huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu . Theo các nhà khoa học thì mô hình cho lợi nhuận trên 4 triệu/ha, chi phí sản xuất giảm 3 triệu/ha, lại góp phần bảo vệ môi trường từ việc giảm nước tưới, giảm thuốc BVTV, giảm phân bón nhất là phân đạm. ( a. Liệt kê các công nghệ cao được sử dụng trong mô hình trồng lúa nói trên? b. Nêu các ưu điểm của công nghệ trồng lúa nói trên? c. Nêu những khó khăn của nông dân Việt Nam khi thực hiện mô hình này? Gợi ý đáp áp: a. Liệt kê các công nghệ cao: Internet vạn vật (IoT): thiết bị như phao quan trắc nước kết nối và truyền dữ liệu cảnh báo về smartphone thông qua ứng dụng, máy bơm và những thiết bị khác phục vụ sản xuất lúa gạo có thể kết nối và điều khiển bằng điện thoại; Phun thuốc bằng máy bay không người lái b. Ưu điểm: tăng lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất, giảm sức lao động, bảo vệ môi trường từ việc giảm nước tưới, giảm thuốc BVTV, giảm phân bón. c. Nêu những khó khăn của nông dân Việt Nam khi thực hiện mô hình này? - Phải đầu tư vốn ban đầu rất lớn, kéo dài. - Chi phí sản xuất lớn nên giá thành cao, khó khăn khi cạnh tranh. - Nông dân phải có trình độ khoa học kĩ thuật, kiến thức sản xuất nhất định. 6
- Câu 3: Đọc thông tin sau và phân loại các cây trồng theo nguồn gốc, đặc điểm sinh học, và mục đích sử dụng? Sâm Ngọc Linh - Loại thảo dược quý hiếm được mệnh danh là vua của các loài sâm chỉ có duy nhất ở tỉnh Kon Tum và Quảng Nam Việt Nam. Thuộc dạng cây thảo, sống nhiều năm nhờ thân rễ. Thân rễ nạc (rễ củ) đường kính 1- 3,5cm màu vàng nhạt hoặc vàng đất, mỗi đốt tương đương 1 năm, có những củ sâm có tuổi đời hàng trăm năm có giá trị tới hàng tỷ đồng. Cam Xã Đoài được ví là loại cam dành cho nhà giàu, cam không bán theo cân mà tính tiền theo quả, có lúc 100.000 đồng/quả. Cam có nguồn gốc châu Phi được người Pháp mang đến Xã Đoài vào khoảng thế kỉ 19. Cây cho quả từ 1- 3 năm sau khi trồng. Đây là giống cam “cực đoan” nó chỉ thích ứng với thổ nhưỡng của vùng đất Xã Đoài. Súp lơ (Hoa lơ, cải bông trắng) là loài cây gieo trồng bằng hạt, phần sử dụng làm thực phẩm là toàn bộ phần hoa chưa nở, phần này mềm, xốp. Ở Việt Nam vùng trồng súp lơ phổ biến là miền có khí hậu lạnh. Cây Lim (Lim xanh) là cây gỗ lớn, cao trên 30m, được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới, trung bình gỗ lim có vòng đời từ 100- 300 năm. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết ở Việt Nam là Đinh, Lim, Sến, Táu. Gỗ lim là loại gỗ cứng, chắc, nặng không bị mối mọt có khả năng chịu lực tốt, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp mắt. Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là loài một lá mầm, sống một năm, sản phẩm thu được là hạt lúa (thóc), sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và phụ phẩm là cám và trấu. - Gợi ý đáp án Loại cây Phân loại theo Phân loại theo đặc tính sinh Phân loại theo nguồn gốc học mục đích sử dụng Sâm Ngọc Cây thân thảo. Cây dược liệu Linh Cây lâu năm Cam Xã Cây nhiệt đới Cây thân gỗ Cây ăn quả Đoài Cây lâu năm 7
- Cây Lim Cây nhiệt đới Cây thân gỗ/ Cây lâu năm Cây lấy gỗ Súp lơ Cây ôn đới Cây thân thảo/ Cây một năm Cây rau Lúa Cây nhiệt đới Cây thân thảo/ Cây một năm Cây lương thực Câu 4: Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau Hoa hồng - Loài hoa biểu tượng cho tình yêu bền vững Hoa hồng có nguồn gốc từ Châu Âu, có thể sinh trưởng phát triển trong khoảng từ 80C đến 350C, gồm hơn 200 loài, hiện nay phong trào trồng và chơi hoa hồng phát triển mạnh ở Việt Nam. Một số giống được trồng nhiều là: 1. Hoa hồng cổ Sapa: thích hợp với khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp. 2. Hoa hồng leo: thích hợp nơi thoáng mát mẻ, môi trường ngoài trời nhưng với cái nắng quá gay gắt thì cây không sinh trưởng và phát triển được. 3. Hoa hồng nhung: cây chịu được điều kiện khắc nghiệt đặc biệt chịu được nhiệt độ cao tới 380C, có khả năng chịu sâu bệnh tốt, là loại hồng dễ trồng. Nếu bạn trồng cây trong chậu cần lưu ý: Chọn giống hoa hồng phù hợp để trồng trong chậu, bởi không phải loại hoa hồng nào cũng thích hợp để trồng trong chậu. Lựa chọn địa điểm đặt chậu là nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng. Đất trồng phải tơi, xốp, nhiều chất dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng đất mua sẵn hoặc tự trộn đất phân ủ hoai mục, phân hữu cơ. Trồng cây phân bố đều, không trồng cây quá sát vào chậu. Xếp chậu cách chậu 10- 15 cm. Nên tưới nước bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nên tưới 2 ngày/lần. Không tưới vào buổi tối sẽ dễ bị bệnh nấm. Hoa hồng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, nên chọn phân hữu cơ và phân vi sinh. Định kỳ bón phân hàng tháng 1 lần phun bón là và 1 lần bón gốc xen kẽ. Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, sâu bệnh. Sau khi hoa tàn cắt bỏ và cắt thêm 1 hoặc 2 mắt. Thường xuyên theo dõi cây hoa để kịp thời phát hiện và diệt trừ sâu bệnh. Bắt buộc phải thay chậu mới cho cây sau 2- 3 năm. a. Nêu các yếu tố chính trong quá trình trồng hoa hồng trong chậu? b. Trong đoạn thông tin trên hãy chỉ ra các kĩ thuật canh tác hoa hồng trong chậu? 8
- c. Trong 3 giống hoa hồng ở trên giống nào phù hợp với địa phương em? Vì sao? - Gợi ý đáp án a. Yếu tố chính trong quá trình trồng hoa hồng trong chậu: Giống, Đất, Nhiệt độ, Ánh sáng, Dinh dưỡng (phân bón), Nước, Kĩ thuật canh tác. b. Kĩ thuật canh tác hoa hồng trong chậu: - Tưới nước bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nên tưới 2 ngày/lần. - Bón phân hàng tháng 1 lần phun bón là và 1 lần bón gốc xen kẽ. - Cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, sâu bệnh. - Kịp thời phát hiện và diệt trừ sâu bệnh. - Thay chậu mới cho cây sau 2- 3 năm. c. Hoa hồng nhung và hồng leo vì điều kiện thời tiết tỉnh Bắc Ninh khắc nghiệt mùa hè nhiệt độ cao, nắng gắt nên thích hợp trồng hồng nhung (có thể sống tới 380C), vào mùa xuân, mùa thu thời tiết mát mẻ có thể thích hợp trồng hồng leo. Câu 5: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau Cây cảnh Bonsai- Nghệ thuật làm đẹp cho đời Bonsai là gì? Bon là chậu, khay đựng, sai là cây, trồng cây. Bonsai là cây cảnh nhỏ có hình dáng nhất định được trồng trong chậu. Khi trồng Bonsai người trồng phải có kiến thức nhất định về thực vật như lựa chọn loại cây, các điều kiện như đất trồng, nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng phải thích hợp. Để tạo ra cây Bonsai đẹp cần có các kĩ thuật: kĩ thuật uốn thân cành nhằm thay đổi hướng của thân cành nhánh cây phù hợp với từng kiểu dáng, thế cây; kĩ thuật lão hóa cho cây, tạo cho cây dáng vẻ của cây cổ thụ, thường lợi dụng các khuyết tật về cấu trúc của cây (một bộ phận của thân, cành bị chết, bị sâu đục khoét ), tạo ra các lớp sù sì, rêu mốc, nứt nẻ hoặc tạo ra các u nần, hang hốc; kĩ thuật cắt tỉa rễ để tạo ra bộ rễ bò ngoằn nghèo độc đáo cho cây. Ngoài ra còn sử dụng các 9
- chế phẩm sinh học nhằm ức chế sinh trưởng có tác dụng hạn chế sinh trưởng toàn cây, tạo cây thấp, lùn, cành lá nhỏ lại nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối. Kĩ thuật tạo cây Bonsai mục đích làm cho cây cảnh thể hiện sự tàn pháp của thời gian cũng như sức mạnh của sự sống. Những biện pháp này cần được phối hợp cẩn thận hợp lí không được nóng vội làm ẩu, có như vật mới mong tạo ra được cây Bonsai như ý. (Nguồn Sách Nghề làm vườn 11) a. Nêu các yếu tố chính trong quy trình trồng cây Bonsai? b. Trong quy trình này công nghệ cao được sử dụng ở khâu nào? Tác dụng? c. Theo em để trở thành nghệ nhân trồng cây Bonsai cần có những yêu cầu gì? Em cảm thấy mình có phù hợp với nghề này không? Vì sao? Gợi ý đáp án a. Giống cây; Đất, Nước, Nhiệt độ, Ánh sáng, Chất dinh dưỡng (Phân bón) và Kĩ thuật chăm sóc (kĩ thuật uốn cành, kĩ thuật lão hóa ) b. Sử dụng: Các chế phẩm sinh học nhằm ức chế sinh trưởng. Tác dụng hạn chế sinh trưởng, tạo cây thấp, lùn, cành lá nhỏ lại nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối. c. Yêu cầu: - Có sức khỏe, chăm chỉ, chịu khó, kiên trì có trách nhiệm. - Có kiến thức cơ bản về trồng trọt, sử dụng các thiết bị trong trồng trọt. - Tuân thủ an toàn lao động - Có niềm đam mê với thiên nhiên, có con mắt thẩm mỹ HS tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với nghề. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thông tin sau đề cập đến vai trò nào của trồng trọt “Nông sản đem cho về nền kinh tế 41,2 tỷ USD năm 2020 và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021”. A. Đảo bảo an ninh lương thực B.Tạo việc làm cho lao động C. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và CN D. Tham gia vào xuất khẩu Câu 2. Câu nào đề cập đến 2 yếu tố trong trồng trọt là ánh sáng và nước ? A. Phân tro không bằng no nước B. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa C. Cấy lúa ruộng lạ, gieo mạ ruộng quen D. Khoai đất lạ, mạ đất quen Câu 3. Hình ảnh nào thể hiện vai trò đảm bảo an ninh lương thực của trồng trọt? 10
- A B. C. D. Câu 4. Cho các nội dung sau: 1. Sử dụng giống đu đủ lùn cho năng suất cao chống chịu được sâu bệnh. 2. Khu thực nghiệm sản xuất công nghệ cao Bắc Ninh tại xã Việt Đoàn nhân giống các loại cây hoa lan, nông dân xã Cảnh Hưng trồng dưa chuột Baby trồng trong nhà kính (nhà màng), có sử dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt. 3. Mô hình trồng rau sạch ở xã Cảnh Hưng – Tiên Du sử dụng nước sạch để tưới cây. 4. Mô hình trồng cây ăn quả Vietgap thời gian bón phân và phun thuốc trừ sâu được ghi chép cụ thể và cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. 5. Nông dân Sóc Trăng dùng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu cho lúa. 6. Nông dân ở khu thực nghiệm sản xuất công nghệ cao ở Bắc Ninh sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, phun mưa tự động tiết kiệm 90% công lao động, 70% chi phí điện nước, và tăng năng suất cây trồng. 7. Người dân tại các thành phố sử dụng thùng xốp để trồng rau trên sân thượng. 8. Nông dân tận dụng phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường. Nội dung nào thể hiện sự ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt: A. 1,3,5,6 B. 3,4,7,8 C.1,2,5,6 D. 2,4,6,8 11
- Đọc đoạn thông tin sau và trả lời từ câu 5- 7: “Cam Xã Đoài là giống cam “cực đoan” nó chỉ thích ứng với thổ nhưỡng của vùng Xã Đoài, nếu đem giống cam trồng làng bên cạnh hay vùng khác đều không cho hương vị thơm như ở Xã Đoài”. Câu 5. Thông tin trên đề cập đến vai trò của yếu tố nào trong trồng cam Xã Đoài? A. Kĩ thuật chăm sóc B. Nhiệt độ C. Đất D. Phân bón. Câu 6. Yếu tố chính quyết định chất lượng của cam Xã Đoài là: A. Giống và kĩ thuật canh tác. B. Giống và thổ nhưỡng. C. Kĩ thuật canh tác và thổ nhưỡng. D. Nguồn nước và thổ nhưỡng Câu 7. Sau khi thu hoạch cam Xã Đoài, cần tiến hành: vệ sinh vườn cam, cắt tỉa cành phun thuốc diệt sâu bệnh hại, sau khi bón phân tưới nước 3 ngày liên tục mỗi ngày tưới 1 lần. Nội dung trên đề cập đến yếu tố nào của trồng trọt? A. Ánh sáng B.Nhiệt độ C. Dinh dưỡng D. Kĩ thuật canh tác Câu 8. Để thanh long ra quả vào mùa đông, tại các vườn thanh long nông dân thường thắp đèn vào buổi tối. Việc làm này có ý nghĩa gì? A. Bổ sung nhiệt độ sưởi ấm B. Bổ sung ánh sáng cho cây C. Xua đuổi côn trùng, sâu gây hại D.Ngăn ngừa các loại nấm gây hại Câu 9. Khi nói về các yếu tố chính trong trồng trọt, nhận định nào không đúng? A. Giống lúa ST 25 khi trồng ở Bắc Ninh và Hải Phòng nếu áp dụng cùng kĩ thuật canh tác, gieo cùng thời gian thì năng suất như nhau. B. Giống cây trồng làm một trong những yếu tố quan trọng nhất. C. Nếu thiếu nước hoặc thừa nước cây có thể bị chết. D. Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước, không khí cho cây. Mỗi loại cây trồng phù hợp với một hợp một vài loại đất nhất định. Câu 10. Câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Đề cập đến các yếu tố trồng trọt nào? A. Đất, nước, giống, dinh dưỡng B. Nước, nhiệt độ, kĩ thuật canh tác, dinh dưỡng C.Nhiệt độ, nước, giống, dinh dưỡng D.Nước, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác, giống Câu 11. Hình ảnh sau mô ứng dụng công nghệ cao nào trong trồng trọt ? 12
- A. Công nghệ thủy canh B. Công nghệ tưới nước nhỏ giọt C. Công nghệ khí canh D. Công nghệ tưới nước tự động Đáp án: 1.D 2.B 3.B 4.C 5.C 6.B 7.D 8.B 9.A 10.D 11.A 2.1.2. Hệ thống các BTTH nội dung chương II: Đất trồng TỰ LUẬN Câu 1. Khi phân tích 3 mẫu đất thu được tỉ lệ các loại hạt trong đất như sau Mẫu đất I: 85% hạt cát: 10% hạt limon: 5% hạt sét Mẫu đất II: 45% hạt cát: 40% hạt limon: 15% hạt sét Mẫu đất III: 25% hạt cát: 30% hạt limon: 45% hạt sét 1. Thế nào là thành phần cơ giới của đất? Căn cứ nào để phân chia thành các loại hạt này? 2. Gọi tên 3 mẫu đất nói trên? Tại xã Cảnh Hưng có loại đất nào đặc trưng? Hãy dự đoán thành phần cơ giới của loại đất này? 3. Khi đo pH của mẫu đất thứ 2 ở 3 vị trí người ta thu được kết quả như sau Địa điểm Đất trồng lạc Đất trồng rau Đất trồng ngô đo ở Nghi Thạch ở Nghi Hương ở Nghi Hòa pH 7,2 6,4 7,7 Xác định phản ứng của dung dịch 3 loại đất nói trên? Dựa vào đó hãy nêu đặc điểm từng loại đất trồng. Loại nào tốt cho cây trồng nhất? - Gợi ý đáp án 1. Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất. Phân chia các hạt dựa vào đường kính các loại hạt. 2. Tên gọi: I: Đất cát; II: đất sét; III: đất thịt Tại xã Cảnh Hưng loại đất đặc trưng là đất thịt; có tỉ lệ hạt cát ít, hạt sét nhiều. 3. Khi đo pH của mẫu đất thứ 2 ở 3 vị trí người ta thu được kết quả như sau Đất trồng chuối ở xã Cảnh: pH 7,2. Phản ứng trung tính. Tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và hệ vi sinh vật đất. 13
- Đất trồng rau xã Cảnh Hưng: pH= 6,4. Phản ứng chua. Ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho đất trồng. Đất trồng lúa ở Cảnh Hưng: pH = 7,5. Phản ứng kiềm. Đất có tính chất vật lí xấu, mùn trong đất dễ bị rửa trôi, không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Câu 2. Hình ảnh sau đề cập đến một hình thức canh tác độc đáo nào của người dân các tỉnh miền núi phía Bắc ở nước ta? Đây biện pháp cải tạo loại đất nào ở nước ta? Biện pháp này có tác dụng gì? - Gợi ý đáp án - Hình thức canh tác: Ruộng bậc thang. Đây biện pháp cải tạo loại đất xám bạc màu. Biện pháp này có tác dụng: +) Tiết kiệm diện tích đất, trồng được nhiều hơn. +) Ngăn chặn nước chảy làm xói mòn, sạt lở đất. +) Giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng trong đất Câu 3. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau: Độc canh cây trồng Độc canh là hình thức canh tác nông nghiệp chỉ trồng một hoặc một số ít loại cây trồng đem lại giá trị. Trồng liên tục một loại cây trồng trong một thời gian dài khiến cho dinh dưỡng trong đất dần cạn kiệt đi. Từ đó, người nông dân sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học để bổ sung cho cây trồng, nguồn dinh dưỡng vô cơ có khả năng tồn tại và thấm sâu trong đất dẫn đến sự ô nhiễm môi trường đất cũng như hệ thống nước ngầm, dịch hại phát triển nhiều, khiến cho người nông dân cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều này cũng có tác động lớn đến môi trường khi mà người nông dân sử dụng quá nhiều các chất hóa học không những khiến cho cây trồng bị suy yếu đi mà còn ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài sự mất dần về đa dạng sinh học trong đất thì độc canh còn khiến cho đất ngày càng bị suy thoái do canh tác quá lâu. 14