Đề tham khảo thi giữa kỳ 2 môn Ngữ văn 10 - Tô Thị Thùy Linh (Có đáp án)

docx 7 trang Thanh Trang 28/01/2025 390
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi giữa kỳ 2 môn Ngữ văn 10 - Tô Thị Thùy Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_tham_khao_thi_giua_ky_2_mon_ngu_van_10_to_thi_thuy_linh_c.docx

Nội dung tài liệu: Đề tham khảo thi giữa kỳ 2 môn Ngữ văn 10 - Tô Thị Thùy Linh (Có đáp án)

  1. ĐỀ THAM KHẢO THI GIỮA KỲ 2 LỚP 10 GV biên soạn: Tô Thị Thùy Linh ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: [ ] Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó. Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chỏng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị. - Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế? Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên: - Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì. Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe,
  2. thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ[1] trong huyện hay người nhà thầy thừa[2] đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm. (Trích “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam, Ngữ văn 11 tập một, NXB Giáo dục, 2006) (1) Lính lệ: lính chuyên làm công việc tạp dịch và hầu hạ quan lại thời thực dân phong kiến. (2) Thầy thừa (thừa: thừa phái): viên chức làm việc hành chính ở huyện đường. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định người kể chuyện trong văn bản trên. A. Liên B. Chị Tí C. Người kể chuyện ẩn danh D. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo Câu 2: Đâu là lời của nhân vật? A. Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. B. Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế? C. Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra. D. Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Câu 3: Hình ảnh con người, cảnh sinh hoạt trong văn bản trên được hiện ra qua điểm nhìn từ nhân vật nào? A. Liên C. Chị Tí B. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo D. Những người bán hàng ở chợ Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. A. Nhân hóa B. So sánh C. Liệt kê D. Đảo ngữ
  3. Câu 5: Chi tiết “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này” cho thấy Liên là một cô bé như thế nào? A. Liên là một cô bé có trí tưởng tượng phong phú. B. Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với mảnh đất quê hương. C. Liên là một cô bé nhạy cảm với môi trường xung quanh. D. Liên là một cô bé có cuộc sống nghèo khổ ở phố huyện. Câu 6: Cuộc sống của con người nơi phố huyện (mấy đứa trẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí) là một cuộc sống như thế nào? A. Cuộc sống nghèo nàn, đơn điệu, tẻ nhạt. B. Cuộc sống thanh bình, yên ả. C. Cuộc sống dư dả, giàu có. D. Đáp án B và C. Câu 7: Chi tiết nào cho thấy Liên là một cô bé giàu lòng trắc ẩn và yêu thương con người? A. Liên cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê hương này. B. Liên động lòng thương những đứa trẻ con nhà nghèo. C. Liên hỏi thăm sao hôm nay chị Tí dọn hàng muộn. D. Tất cả các đáp án trên. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8: Nêu nội dung chính của văn bản trên. Câu 9: Liệt kê các chi tiết miêu tả cảnh chợ tàn trong văn bản trên. Từ đó, nhận xét về cuộc sống nơi phố huyện. Câu 10: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm lòng, tình cảm mà tác giả dành cho con người nơi phố huyện. II. VIẾT (4,0 điểm)
  4. Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) nghị luận về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ hiện nay. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 Nội dung chính của VB trên: 0,5 Cảnh chợ tàn và cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, nghèo khó của người dân phố huyện lúc chiều tàn. 9 - Các chi tiết miêu tả cảnh chợ tàn: 1,0 + Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất. + Trên đất, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. + Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi. + Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, còn đứng nói chuyện với nhau ít câu. - Nhận xét về cuộc sống nơi phố huyện: nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều
  5. 10 HS trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của mình về tấm lòng, 1,0 tình cảm của tác giả dành cho cuộc sống, con người nơi phố huyện. Gợi ý: Một số suy nghĩ, cảm nhận: + Tác giả là người gắn bó, am hiểu về cuộc sống nơi phố huyện nghèo; nhạy cảm, tinh tế trong cảm nhận mùi riêng của đất, của quê hương. + Tác giả là người có tấm lòng thấu hiểu, đồng cảm, xót thương cho sự nghèo nàn, nỗi vất vả của những người dân phố huyện II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, 0.5 Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Hiện tượng sống ảo trên 0.5 mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
  6. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ hiện nay. * Giải thích khái niệm thế nào là sống ảo trên mạng xã hội: Sống ảo là hành động, việc làm được đăng tải trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok ) khác xa với thực tế, nhằm tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác, phản hồi qua mạng xã hội như like, thả tim, lượt theo dõi * Chỉ ra thực trạng (những biểu hiện) của hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội: Sống ảo đang dần trở thành xu thế, phổ biến ở một bộ phận giới trẻ hiện nay với nhiều biểu hiện như: ưa thích việc cập nhật trạng thái ở khắp mọi nơi, mọi lúc dù vui hay buồn; thích chụp ảnh “tự sướng” và đăng tải những hình ảnh đã được chỉnh sửa quá đà của bản thân; cập nhật những thông tin khoa trương về gia thế, học thức, tài sản, mối quan hệ của mình; đăng những caption mùi mẫn để “thả thính” * Nêu nguyên nhân của hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ: sự phát triển của công nghệ và các phần mềm mạng xã hội; muốn khoe khoang, đánh bóng bản thân; muốn được nổi tiếng, nhiều người biết đến; không được gia đình, người thân quan tâm trong đời thực
  7. * Chỉ ra tác hại của việc sống ảo trên mạng xã hội: Mất thời gian, ảnh hưởng sức khỏe, ảnh hưởng đến đời sống, mất đi những mối quan hệ thực tế, tâm lý thất thường * Đưa ra giải pháp để khắc phục hiện tưởng sống ảo trên mạng xã hội: phân chia thời gian hợp lí cho công việc, học tập, giải trí; khi sử dụng mạng xã hội cần biết chọn lọc thông tin và chỉ đăng tải những thông tin chính xác, chân thực; biết chấp nhận thực tế và cố gắng hoàn thiện bản thân để trở nên tốt đẹp, hoàn hảo hơn Lưu ý: HS cần đưa ra được những dẫn chứng phong phú, phù hợp để chứng minh quan điểm của mình. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0.5 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0.5 có cách diễn đạt mới mẻ.