Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hóa học 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022 (Có đáp án)

doc 2 trang Thanh Trang 05/03/2025 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hóa học 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_hoa_hoc_10_so_gddt_bac_ninh_20.doc
  • docDap-an-Hoa_10_Giua_HK2_21-22_828e933663.doc

Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hóa học 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 BẮC NINH NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: HÓA HỌC – Lớp 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; Mg=24; Cl=35,5; Fe=56; Cu=64. * Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np6. D. ns1np7. Câu 2: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường? A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2. Câu 3: Khí X không màu, không mùi, không vị, duy trì sự sống và sự cháy. Trong không khí, X chiếm khoảng 20% về thể tích. Khí X là A. O2. B. Cl2. C. N2. D. CO2. Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. HCl. B. HF. C. HNO3. D. NaCl. Câu 5: Chất nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2. Câu 6: Natri clorua được dùng để làm gia vị thức ăn, điều chế natri, xút, nước Gia-ven, Công thức của natri clorua là A. Na2CO3. B. KCl. C. NaBr. D. NaCl. Câu 7: Ozon là một dạng thù hình của oxi. Trong công nghiệp, người ta dùng ozon để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác, Công thức của ozon là A. O2. B. O3. C. H2O. D. SO2. Câu 8: Có thể dùng dung dịch chất nào sau đây để nhận biết ion clorua trong dung dịch? A. Cu(NO3)2. B. Ba(NO3)2. C. Quỳ tím. D. AgNO3. Câu 9: Cho 5,6 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H 2. Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48. Câu 10: Trong các phản ứng điều chế clo sau đây, phản ứng nào không dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm? A. 2KMnO4 + 16HCl 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O. ®pdd, mn B. 2NaCl + 2H2O  Cl2 + H2 + 2NaOH. C. t0 MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O. D. KClO3 + 6HCl KCl + 3Cl2 + 3H2O. Câu 11: Cho dãy axit HF, HCl, HBr, HI. Chất có tính axit mạnh nhất là A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI. Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử? A. 2HCl + Fe FeCl2 + H2. B. 2HCl + Fe(OH)2 FeCl2 + 2H2O. C. 2HCl + CaCO3 CaCl2 + CO2 + H2O. D. HCl + AgNO3 AgCl + HNO3.
  2. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (2,0 điểm) Hoàn thành các phản ứng sau: a. HCl + NaOH  b. NaCl + AgNO3  c. HF + SiO2  d. t0 O2 + Mg  Câu 14: (2,0 điểm) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch riêng biệt sau: HCl, KCl, NaOH, NaNO3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 15: (3,0 điểm) Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí H2; dung dịch Y và còn lại m gam kim loại không tan. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính phần trăm khối lượng từng kim loại trong X. c. Đun nóng 8,8 gam hỗn hợp X ở trên với O 2, sau một thời gian thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,0M thấy có khí H 2 thoát ra và còn lại 1,6 gam chất rắn không tan. Tính V. ––––––––Hết––––––––