Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lí 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)

docx 1 trang Thanh Trang 16/02/2025 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lí 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_dia_li_10_so_gddt_bac_ninh_202.docx
  • docxDia_li_10_KTGK1_23-24_Da_e9ea2.docx

Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lí 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Địa lí - Lớp 10 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Để thể hiện sự phân bố các nhà máy nhiệt điện trên bản đồ, thường sử dụng phương pháp A. khoanh vùng. B. chấm điểm. C. kí hiệu. D. bản đồ - biểu đồ. Câu 2: Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là A. khoáng vật và đá. B. đất và các loại đá. C. khoáng vật và đất. D. đá trầm tích và badan. Câu 3: Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào sau đây? A. Mảng Âu - Á. B. Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a. C. Mảng Phi-lip-pin. D. Mảng Thái Bình Dương. Câu 4: Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường xuất hiện hiện tượng A. hạn hán. B. động đất. C. ngập lụt. D. mưa đá. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ. B. Thời tiết các mùa khác nhau. C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. D. Sự luân phiên ngày và đêm. Câu 6: Giờ quốc tế được lấy theo giờ của A. múi giờ số 0. B. múi giờ số 1. C. múi giờ số 12. D. múi giờ số 7. Câu 7: Ngày nào sau đây là khởi đầu mùa thu ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc? A. 21/3. B. 23/9. C. 22/6. D. 22/12. Câu 8: Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua A. quá trình xâm thực. B. quá trình bóc mòn. C. vận động kiến tạo. D. quá trình phong hóa. Câu 9: Các dạng địa hình nào sau đây là kết quả trực tiếp của quá trình bồi tụ? A. Bãi biển, đồng bằng châu thổ. B. Đồng bằng châu thổ, nấm đá. C. Bãi biển, khe rãnh xói mòn. D. Hàm ếch sóng vỗ, cồn cát. Câu 10: Nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ có đặc điểm nào sau đây? A. Tăng dần từ chí tuyến về cực. B. Giảm dần từ cực về chí tuyến. C. Giảm dần từ xích đạo về cực. D. Không có sự thay đổi nhiều. Câu 11: Càng vào sâu trong trung tâm lục địa A. nhiệt độ mùa hạ càng giảm. B. nhiệt độ mùa đông càng cao. C. biên độ nhiệt độ càng lớn. D. góc chiếu mặt trời càng nhỏ. Câu 12: Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu có sự thay đổi như thế nào khi độ cao tăng lên 100 m? A. Tăng 0,6oC. B. Giảm 6oC. C. Tăng 6oC. D. Giảm 0,6oC. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13. (4,0 điểm) Nêu sự khác nhau về khái niệm, nguyên nhân, xu hướng tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất? Câu 14. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Độ dài ngày đêm ở các vĩ độ tại bán cầu Bắc vào ngày 22 – 6 (Đơn vị: Giờ) Vĩ độ 0o 23o27’ 40o 66o33’ 90o Độ dài ngày 12 13,5 15 24 24 Độ dài đêm 12 10,5 9 0 0 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét và giải thích về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc vào ngày 22 - 6. Hết