Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)

docx 2 trang Thanh Trang 30/04/2025 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_lich_su_10_so_gddt_bac_ninh_20.docx

Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Dựa trên cơ sở chữ Hán, cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào? A. Chữ Quốc ngữ.B. Chữ Hán Việt.C. Chữ La-tinh.D. Chữ Nôm. Câu 2. Văn minh Chăm-pa có nhiều mối liên hệ gần gũi với nền văn hóa nào? A. Văn hóa Sa Huỳnh.B. Văn hóa Óc Eo. C. Văn hóa Đông Sơn. D. Văn hóa Phùng Nguyên. Câu 3. Sự phát triển trong kĩ thuật sản xuất thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa thể hiện qua nghề A. làm đồ gốm và xây dựng đền tháp.B. đúc đồng và kĩ thuật in. C. rèn sắt và làm thuốc súng.D. đúc đồng và làm thuốc súng. Câu 4. Yếu tố quyết định sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Đại Việt là A. sự phục hồi của nền văn minh Âu Lạc.B. nền độc lập, tự chủ của quốc gia. C. ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa.D. ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Câu 5. Nền văn minh Đại Việt bước đầu được định hình trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ IX.B. Thế kỉ X.C. Thế kỉ XI.D. Thế kỉ XII. Câu 6. Thủ công nghiệp của Đại Việt ngoài những nghề truyền thống được duy trì còn xuất hiện nhiều nghề khác như A. dệt lụa, làm đồ gốm. B. rèn sắt, đúc đồng. C. làm tranh sơn mài, khắc bản in. D. làm đồ gốm, xây dựng đền tháp. Câu 7. Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh A. Trung Hoa.B. Ấn Độ.C. Ai Cập. D. Hy Lạp. Câu 8. Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào? A. Hình luật. B. Hình thư. C. Hoàng Việt luật lệ. D. Quốc triều hình luật. Câu 9. Nền văn minh Phù Nam được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.B. Lưu vực châu thổ sông Cửu Long. C. Vùng duyên hải miền Trung.D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ. Câu 10. Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê Sơ đặt ở A. Hoa Lư.B. Tây Đô.C. Thăng Long.D. Phú Xuân. Câu 11. Công trình nào sau đây không phải là thành tựu tiêu biểu về kiến trúc của văn minh Đại Việt? A. Hoàng thành Thăng Long.B. Thành nhà Hồ. C. Chùa Một Cột. D. Thánh địa Mỹ Sơn. Câu 12. Tư tưởng nào được nâng lên địa vị độc tôn dưới thời Lê sơ? A. Nho giáo.B. Phật giáo.C. Đạo giáo. D. Công giáo. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Nêu những cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam. Câu 2. (4,0 điểm) a) Trình bày ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt. Giới thiệu một thành tựu của văn minh Đại Việt được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. b) Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay? === Hết ===
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Lịch sử 10 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A A B B C B C B C D A II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 1. Nêu những cơ sở hình thành nền văn minh Phù Nam. 3 * Điều kiện tự nhiên: - Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực châu thổ sông Cửu Long, hệ thống 0,5 sông ngòi kênh rạch chằng chịt - Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào 0,5 - Vị trí địa lý tiếp giáp biển, có nhiều địa điểm thuận lợi cho việc tránh bão, neo đậu thuyền bè của các thương nhân nên sớm có điều kiện giao lưu với nền văn 0,5 minh của nhiều quốc gia khác * Dân cư và xã hội: - Chủ yếu là cư dân bản địa (người Môn cổ) kết hợp với một bộ phận cư dân đến 0,75 từ bên ngoài - Xã hội Phù Nam cổ đại có sự phân biệt rõ giữa người giàu và người nghèo, giữa 0,75 tầng lớp thống trị và bị trị Câu 2.a) Trình bày ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt. Giới thiệu một thành tựu của văn 3 minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. * Ý nghĩa: - Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt 0,5 - Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia 0,5 - Góp phần bảo tồn và phát huy những thành tựu của nền văn minh Việt cổ 0,5 - Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam 0,5 * Giới thiệu một thành tựu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới: 1 - Kể tên thành tựu được 0,25 điểm. - Giới thiệu nét chính về thành tựu: địa bàn, thời gian ra đời, giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật 0,75 điểm. Gợi ý: Học sinh có thể lựa chọn giới thiệu một trong những Di sản văn hóa sau: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), thành nhà Hồ (Thanh Hóa), phố cổ Hội An (Quảng Nam), quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) . Câu 2.b) Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu 1 văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay? Học sinh lập luận logic, biện pháp đề xuất hiệu quả thì cho điểm tối đa. Gợi ý: - Học tập, tìm hiểu những giá trị tốt đẹp của văn minh Đại Việt để ứng dụng vào cuộc sống hiện tại. - Nâng cao ý thức bảo vệ giá trị thành tựu văn minh Đại Việt đồng thời đấu tranh 1 chống lại các hành động xâm phạm và làm tổn hại đến di sản văn hóa. - Tích cực tuyên truyền đến các thành viên trong cộng đồng về giá trị của văn minh Đại Việt. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá, gìn giữ giá trị văn minh Đại Việt