Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Công nghệ nông nghiệp 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)

doc 6 trang Thanh Trang 28/01/2025 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Công nghệ nông nghiệp 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_cong_nghe_nong_nghiep_10_so_gd.doc

Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Công nghệ nông nghiệp 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 BẮC NINH NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP – Lớp 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. Em hãy chọn một đáp án đúng cho mỗi câu sau (6,0 điểm) Câu 1. Trứng của sâu tơ hại rau có màu nào? A. Trắng đục B. Trắng trong C. Vàng nhạt D. Vàng kem Câu 2. Để chế tạo các robot có khả năng xác định chính xác sản phẩm trồng trọt đến thời điểm thu hoạch( trái cây đúng độ chín, rau đến thời điểm thu hoạch ), Các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ hiện đại nào sau đây? A. Công nghệ tự động hóa B. Công nghệ cảm biến C. Trí tuệ nhân tạo D. Cả A, B, C Câu 3. Cánh trước có màu nâu xám, cánh trước có các đường vân gợn hình sóng theo mép ngoài của cánh. Cánh sau có màu vàng nhạt. Đây là đặc điểm hình thái, sinh học ở giai đoạn nào của sâu keo mùa thu? A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Sâu trưởng thành Câu 4. Đặc điểm trứng của Rầy nâu: A. Có hình bầu dục hơi tròn, đẻ rời rạc ở mặt dưới của lá, gần gân chính B. Đẻ thành ổ giống hình nải chuối ở bẹ lá, có màu trắng đục C. Có hình cầu, đẻ thành ổ, có phủ lông tơ mỏng D. Có hình trụ, thon, dài và đầu hơi nhọn Câu 5. Phương pháp loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả. Đây là phương pháp bảo quản bằng: A. Kho lạnh B. Chiếu xạ C. Khí quyển điều chỉnh D.Kho silo Câu 6. Sâu keo mùa thu gây hại chủ yếu trên đối tượng cây trồng nào sau đây? A. Bắp cải B. Lúa C. Ngô D. Cây ăn quả Câu 7. Ở Việt Nam, phương pháp bảo quản bằng chiếu xạ thường được sử dụng trên các sản phẩm nào? A. Các hạt khô như ngô, thóc, đậu B. Rau, hoa, quả C. rau, quả xuất khẩu D. Rau, hoa, quả xuất khẩu Câu 8. Biện pháp nào sau đây không phải là cách thức phòng trừ sâu bệnh hợp lí trong nông nghiệp? A. Áp dụng vòng xoay vụ mùa để giảm nguy cơ sâu bệnh tái phát. B. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng liều lượng khuyến cáo. C. Thường xuyên thay đổi loại thuốc để tránh sự kháng thuốc của sâu bệnh. Trang 1
  2. D. Sử dụng đất nhiễm phèn trong trồng trọt vì sâu bệnh không thể phát triển. Đất nhiễm phèn chứa nhiều axit sulfat, có thể gây hại cho nhiều loại cây trồng, giảm chất lượng và năng suất mùa màng, không chỉ không phù hợp cho việc trồng trọt mà còn không hiệu quả trong việc kiểm soát sâu bệnh bền vững. Các biện pháp khác như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, thay đổi thuốc để tránh kháng thuốc, và áp dụng vòng xoay vụ mùa là những phương pháp được khuyến khích để quản lý sâu bệnh một cách hiệu quả và bền vững. Câu 9. Trong một khu sản xuất rau sạch, người ta quan sát thấy rau được trồng vào hệ thống dung dịch dinh dưỡng, toàn bộ rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng. Khu sản xuất rau này đã dùng kĩ thuật nào sau đây? A. Kĩ thuật trồng cây không dùng đất B. Kĩ thuật thủy canh C. Kĩ thuật khí canh D. Kĩ thuật thủy canh hồi lưu Câu 10. Cánh trước có màu nâu, giữa lưng có một dải gợn sóng màu trắng( ngài đực) hoặc màu vàng( ngài cái). Râu đầu dài, vươn về phía trước rất linh hoạt. Đây là đặc điểm giai đoạn trưởng thành của: A. Sâu tơ hại rau B. Rầy nâu hại lúa C. Sâu keo mùa thu D. Ruồi đục quả Câu 11. Đặc điểm gây hại của ruồi đục quả là A. chích hút nhựa cây, tiết chất độc khiến cây còi cọc, không ra quả được B. trên quả có vết chích đen sau chuyển thành nâu, phần thịt bị thối, quả rụng C. gây hại chủ yếu trên ngô, cắn gẫy cờ, đục bắp ngô. D. ăn thủng lá, đục thân cây, làm cho thân cây bị gãy Câu 12. Ưu điểm của việc bảo quản rau, hoa, quả trong kho lạnh là A. Thời gian bảo quản lâu, giữ được chất lượng sản phẩm trồng trọt B. Có thể tự động hóa trong quá trình nhập và xuất kho C. Chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành thấp D. Tiêu diệt được hầu như tất cả vi khuẩn và sinh vật kí sinh ở trên hoặc trong sản phẩm trồng trọt. Câu 13. Nhộng được bọc trong lớp kén tơ mỏng màu trắng, có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, dài khoảng 6 đến 8 mm, thời gian phát triển 4 đến 10 ngày tùy vào điều kiện nhiệt độ. Đây là đặc điểm giai đoạn nhộng của loại sâu nào sau đây? A. Sâu tơ hại rau B. Rầy nâu hại lúa C. Sâu keo mùa thu D. Ruồi đục quả Câu 14. Để làm giảm hoạt động hô hấp và các phản ứng trao đổi chất của sản phẩm trồng trọt, người ta điều chỉnh nồng độ chất khí O2 và CO2 như thế nào? A. Tăng O2, tăng CO2 B. Giảm O2, giảm CO2 C. Tăng O2, giảm CO2 D. Giảm O2, tăng CO2 Trang 2
  3. Câu 15. Đặc điểm của kĩ thuật khí canh là: A. Bộ rễ được ngâm toàn bộ trong dung dịch dinh dưỡng B. Bộ rễ được ngâm một phần trong dung dịch dinh dưỡng, một phần trong không khí C. Bộ rễ cây lơ lửng trong không khí, dinh dưỡng được cung cấp thông qua hệ thống bơm phun sương. D. Bộ rễ cây lơ lửng trong không khí, dinh dưỡng được cung cấp thông qua hệ thống ống tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Câu 16. Trong kho lạnh, nhiệt độ bảo quản thường dao động A. từ 0oC đến 5oC A. từ 5oC đến 8oC C. A. từ 0oC đến 8oC D. A. từ 5oC đến 8oC Câu 17. Trong kĩ thuật trồng cây không dùng đất thì giá thể có vai trò A. Cung cấp nước, dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng B. Giúp cố định cây, giúp cây trồng đứng vững được C. Kiểm soát nồng độ dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng D. Cả A, B, C Câu 18. Ở nhiệt độ thấp, giai đoạn sâu non của sâu tơ hại rau họ cải kéo dài trong bao lâu? A. 11 đến 15 ngày B. 15 đến 18 ngày C. 18 đến 20 ngày D. 11 đến 20 ngày Câu 19. Kĩ thuật thủy canh có hiệu quả cao với loại cây trồng nào sau đây? A. Cây lương thực B. Cây ăn quả C. Cây rau ngắn ngày D. Cây lấy củ Câu 20. Sau một thời gian trồng cây bằng hệ thống thủy canh tĩnh( thủy canh không hồi lưu) thì trong bể chứa dung dịch dinh dưỡng thường bị thiếu khí A. O2 B. CO2 C. N2 D. NO Câu 21. Để chuyển đổi từ hệ thống thủy canh không hồi lưu( thủy canh tĩnh) sang hệ thống thủy canh hồi lưu( thủy canh động) thì người sản xuất cần đầu tư thêm trang thiết bị nào? A. Máy bơm dung dịch dinh dưỡng, hệ thống ống và một thùng chứa B. Máy bơm dung dịch dinh dưỡng, máy bơm không khí, đá sủi bọt khí, bộ hẹn giờ, hệ thống ống và một thùng chứa. C. Máy bơm không khí, đá sủi bọt khí, bộ hẹn giờ, hệ thống ống và một thùng chứa. D. Máy bơm không khí, bộ hẹn giờ để bổ sung khí vào bể dung dịch dinh dưỡng. Câu 22. Trong công tác bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh, việc sử dụng chùm plasma hướng vào bề mặt cần sử lí nhằm: Trang 3
  4. A. Tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại ở trên và trong sản phẩm trông trọt B. Ức chế hoạt động cảu các vi khuẩn có hại trên bề mặt sản phẩm C. Tiêu diệt nấm, vi sinh vật có hại trên bề mặt sản phẩm D. Tiêu diệt nấm, vi sinh vật có hại trên bề mặt và bên trong sản phẩm Câu 23. Một hệ thống khí canh cơ bản gồm các phần sau A. Bể chứa dung dịch, máng trồng cây và hệ thống phun xương B. Bể chứa dung dịch và máng trồng cây C. Bể chứa dung dịch, máng trồng cây và hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng D. Bể chứa dung dịch, máng trồng cây và hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng, bơm không khí. Câu 24. Rầy non hại lúa mới nở có màu xám trắng sau đó chuyển mà nâu vàng khi đạt độ tuổi nào sau đây? A. Tuổi từ 2 đến 3 trở lên B. 1 tuổi trở lên C. Tuổi từ 3 đến 4 trở lên D. Đạt đủ 5 tuổi( lột xác 4 lần) Phần II. Em hãy chọn 1 đáp án đúng hoặc sai cho mỗi ý trong các câu sau(4,0 điểm) Câu 25. Bác An có dẫn đoàn học sinh đi thăm cánh đồng ngô nơi bác đang làm việc. Quan sát trên cây ngô thấy trên phiến lá có thủng lỗ lớn, nhiều bông cờ bị gãy, bắp ngô bị đục phá. Các bạn học sinh đã có một số nhận định sau: A. Trên cánh đồng ngô đang có sâu tơ hoạt động phá hại B. Không phải sâu tơ phá hại mà là sâu keo mùa thu đang phá hại trên cây ngô C. Cần tìm và ngắt bỏ các ổ trứng có phủ lông tơ mỏng, sử dụng bẫy để bắt sâu trưởng thành, sử dụng ong kí sinh hoặc phun chế phẩm Bt để diệt trừ sâu non, nhộng. D. Sử dụng túi bọc bắp lại, tìm và ngắt bỏ các ổ trứng có phủ lông tơ mỏng, sử dụng bẫy để bắt sâu non, sử dụng ong kí sinh hoặc phun chế phẩm Bt để diệt trừ sâu trưởng thành Câu 26. Bảo quản thóc, ngô bằng kho Silo có một số ưu, nhược điểm sau: A. Bảo quản được số lượng lớn sản phẩm trồng trọt và thời gian bảo quản lâu B. Không thể tự động hóa được trong quá trình nhập kho và xuất kho C. Tiêu diệt được hầu như các vi sinh vật, động vật có hại đối với thóc, ngô D. Chi phí đầu tư cao Câu 27. Anh Bình là một nông dân trồng rau và gần đây phát hiện một số cây bị sâu ăn lá. Anh muốn tìm cách hiệu quả để kiểm soát tình trạng này mà không gây hại cho môi trường. Anh đã tham khảo một số biện pháp và cần quyết định phương án tốt nhất. Dưới đây là một số ý kiến anh Bình nên áp dụng: A.Sử dụng thuốc diệt cỏ để ngăn chặn sự phát triển của sâu bọ lên cây trồng B. Bón nhiều phân hữu cơ để tăng sức đề kháng của cây trồng trước sâu hại Trang 4
  5. C. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học hoặc thiên địch như bọ rùa để kiểm soát sâu ăn lá. D.Tăng cường tưới nước để giúp cây phục hồi nhanh hơn sau khi bị sâu ăn lá. Câu 28. Một hệ thống thủy canh cơ bản có chứa thành phần nào sau đây? A. Bể/ thùng chứa dung dịch dinh dưỡng B. Máng trồng cây: Cây được trồng và giữ thẳng đứng trên máng bằng các rọ đỡ hoặc các vật liệu nhẹ, có thể bổ sung các giá thể xung quanh để đỡ cây C. Máy bơm dung dịch dinh dưỡng để tạo sự tuần hoàn D. Máy bơm không khí để bổ sung dưỡng khí cho cây HẾT ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2, NĂM HỌC 2023 2024 Môn: Công nghệ nông nghiệp 10 Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 21 B 2 D 22 C 3 D 23 A 4 B 24 A 5 C A Sai 6 C 25 B Đúng 7 C C Đúng 8 D D Sai 9 B A Đúng 10 A 26 B Sai 11 B C Sai 12 A D Đúng 13 A A Sai 14 D 27 B Sai 15 C C Đúng 16 A D Sai 17 B A Đúng Trang 5
  6. 18 C 28 B Đúng 19 C C Sai 20 A D Sai Trang 6