Đề cương ôn tập Hóa học 10 giữa kì 1 - Năm học 2023-2024

docx 8 trang Thanh Trang 28/01/2025 1070
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa học 10 giữa kì 1 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoa_hoc_10_giua_ki_1_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Hóa học 10 giữa kì 1 - Năm học 2023-2024

  1. Trường THPT Ôn tập Hóa học 10 giữa kì I ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 10 GIỮA KÌ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 A. TRẮC NGHIỆM I. TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT Bài 2: • BIẾT Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. neutron, electron. B. electron, neutron, proton. C. electron, proton. D. proton, neutron. Câu 3: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích dương là A. electron. B. neutron. C. electron và proton. D. proton. Câu 4: Trong các hạt sau đây, hạt nào mang không điện tích? A. electron. B. neutron. C. electron và proton. D. proton. Câu 5. Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là A. protonB. hạt nhân C. electronD. neutron Câu 6: Điện tích của một electron được quy ước bằng A. +1.B. -1.C. 0.D. -10. Câu 7: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. neutron. C. electron và proton. D. proton. Câu 8: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại A. proton. B. neutron. C. electron. D. neutron và electron. Câu 9: Nguyên tử trung hòa về điện do A. trong nguyên tử số electron bằng số proton. B. proton mang điện tích dương. C. proton và neutron mang điện trái dấu nhau. D. neutron không mang điện. Câu 10: Nguyên tử nguyên tố F có 9 proton, 9 electron và 10 neutron. Điện tích hạt nhân nguyên tử F là bao nhiêu? A. +9.B. -9.C. +10.D. -10. Câu 11: Khối lượng nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân vì A. tổng khối lượng electron không đáng kể. B. số lượng electron quá ít. C. khối lượng electron gần bằng khối lượng hạt nhân. D. khối lượng nhân quá lớn. Câu 12: Phát biểu nào sai khi nói về neutron? A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử B. Có khối lượng bằng khối lượng proton C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron D. Không mang điện Câu 13. Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0. C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1. D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1. TỔ: HÓA – SINH Trang 1
  2. Trường THPT Ôn tập Hóa học 10 giữa kì I • HIỂU Câu 14. Trong nguyên tử Al, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong Al là bao nhiêu? A. 13.B.15.C.27.D.14. Câu 15. Vỏ nguyên tử của iron (Fe) có 26 electron. Số hạt mang điện có trong một nguyên tử iron là A. 30. B. 56. C. 26. D. 52. Câu 16. Khẳng định đúng là: A. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. B. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. C. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh. D. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh. Câu 17. Thông tin nào sai đây không đúng? A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu. B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu. C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu. D. Nguyên tử trung hòa về điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân. Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tử là một hệ trung hòa về điện. B. Trong một nguyên tử hạt neutron và hat proton có khối lượng xấp xỉ nhau. C. Trong một nguyên tử nếu biết số proton có thể suy ra số neutron. D. Trong một nguyên tử nếu biết số proton sẽ suy ra được số electron. Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tất cả các nguyên tử đều có proton, neutron và electron. B. Proton và electron là các hạt mang điện, neutron là hạt không mang điện. C. Electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử. D. Số lượng proton và electron trong nguyên tử là bằng nhau. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron. (2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ. (3) Trong nguyên tử số electron bằng số proton. (4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron. (5) Trong nguyên tử hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại. Số phát biểu sai là A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Bài 3: • BIẾT Câu 21. Nguyên tố hóa học là A. tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt neutron. B. tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. TỔ: HÓA – SINH Trang 2
  3. Trường THPT Ôn tập Hóa học 10 giữa kì I C. tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt neutron và proton. D. tập hợp các nguyên tử có cùng số số khối A. Câu 22. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là A. điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó. B. số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó. C. tổng số proton và neutron trong nguyên tử của nguyên tố đó. D. tổng số proton và electron trong nguyên tử của nguyên tố đó. Câu 23. Cặp nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học ? 14 16 16 22 15 22 16 17 A. 7 G ; 8 M B. 8 L ; 11 D C. 7 E ; D.10 Q 8 M ; 8 L A Câu 24. Kí hiệu chung của mọi nguyên tử là Z X, trong đó A, Z và X lần lượt là A. số khối, kí hiệu nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử. B. số khối, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố hóa học. C. số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố hóa học, số khối. D. số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tố hóa học. Câu 25. Công thức tính số khối (A) là A. Số khối (A) = số proton (P) + số electron (E). B. Số khối (A) = số neutron (N) + số electron (E). C. Số khối (A) = số proton (P) × 2. D. Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N). Câu 26. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A. Số proton. B. Số neutron. C. Số khối. D. Nguyên tử khối. 16 Câu 27. Số hạt electron trong nguyên tử 8Olà A. 8.B. 6. C. 16. D. 14. Câu 28. Nguyên tử X có 17 proton trong hạt nhân và số khối bằng 37. Kí hiệu nguyên tử của X là 37 20 17 37 A. 20 X . B. 17 X . C. 37 X . D. 17 X . • HIỂU 16 17 18 12 13 Câu 29: Oxygen có ba đồng vị ( 8 O , 8 O và 8 O ), carbon có hai đồng vị ( 6 C và 6 C). Số loại phân tử CO2 có thể được tạo thành là A. 6.B. 9.C. 12.D. 18. 206 Câu 30. Thông tin nào sau đây không đúng về 82 Pb? A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82. B. Số proton và neutron là 82. C. Số neutron là 124. D. Số khối là 206. Câu 31. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron. C. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số neutron. D. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. 16 16 18 19 Câu 32: Cho 3 nguyên tố: 8 X, 6Y, 9 Z, 9T . Cho các phát biểu sau: (1) X và Y là 2 đồng vị của nhau (2) X với Y là có cùng số khối. (3) Có ba nguyên tố hóa học. (4) Z và T thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. TỔ: HÓA – SINH Trang 3
  4. Trường THPT Ôn tập Hóa học 10 giữa kì I Câu 33: Cho các kí hiệu nguyên tử sau: 39 và 40 . Nhận xét nào sau đây không đúng? 19 X 19 Y A. X và Y là đồng vị của một nguyên tố. B. X và Y đều có 19 neutron. C. X và Y có cùng số electron. D. X và Y có số khối khác nhau. Bài 4: • BIẾT Câu 34. Lớp thứ 3 (lớp M) gồm những phân lớp là: A. 3s, 3p. B. 3s, 3d, 3f. C. 3s, 3p, 3d. D. 3p, 3d, 3f. Câu 35. Orbital s có dạng: A. Hình tròn. B. Hình số tám nổi. C. Hình cầu. D. Hình bầu dục. Câu 36. Số electron tối đa trong một orbital nguyên tử (AO) là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 37: Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh trong khu vực không gian xung quanh hạt nhân và A. theo quỹ đạo hình nón.B. theo quỹ đạo bầu dục. C. theo những quỹ đạo hình trụ.D. không theo những quỹ đạo xác định. Câu 38. Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các số AO tương ứng là A. 1; 4; 9; 16B. 1; 2; 3; 4C. 1; 3; 5; 7D. 2; 6; 10; 14 Câu 39. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân? A. Lớp K.B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N. Câu 40. Phân lớp s, p, d, f có số electron tối đa (bão hòa) là: A. 2, 6, 10, 16. B. 2, 6, 10, 14. C. 4, 6, 10, 14. D. 2, 8, 10, 14. Câu 41. Số electron tối đa trong lớp thứ n (n ≤ 4) là A. n. B. 2n.C. 2n 2.D. n 2. Câu 42. Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng? A.1s.B. 2p.C. 3s. D. 2d. Câu 43. Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron lần lượt chiếm các mức năng lượng A. lần lượt từ cao đến thấp. B. lần lượt từ thấp đến cao. C. bất kì.D. từ mức thứ hai trở đi. • HIỂU Câu 44. Nguyên tử N có Z = 7. Số electron độc thân trong nguyên tử N là A. 7B. 5C. 3D. 1 Câu 45. Cấu hình electron nào sau đây viết sai? A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s23p64s1. C. 1s22s22p63s23p64s24p5. D. 1s22s22p63s23p63d34s2. Câu 46. Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố sau, cho biết đâu là nguyên tố kim loại? X: 1s22s22p63s23p4; Y: s22s22p63s23p64s2; Z: 1s22s22p63s23p6. A. X. B. Y. C. Z. D. X và Y. Câu 47. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lớp M có 9 phân lớp. B. Lớp L có 4 orbital. C. Phân lớp p có 3 orbital. D. Năng lượng electron trên lớp K là thấp nhất. Câu 48. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là A. Si (Z=14). B. O (Z=8). C. Al (Z=13). D. Cl (Z=17). TỔ: HÓA – SINH Trang 4
  5. Trường THPT Ôn tập Hóa học 10 giữa kì I Bài 5: • BIẾT Câu 49. Năm 1869, nhà hóa học đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. Rutherford B. Niu-tơnC. Tôm-xơnD. Mendeleev Câu 50. Trong bảng tuần hoàn hiện nay, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo ba nguyên tắc, nguyên tắc nào sau đây là đúng? A. Nguyên tử khối tăng dần. B. Cùng số lớp electron xếp cùng một cột. C. Điện tích hạt nhân tăng dần. D. Cùng số electron hóa trị xếp cùng hàng. Câu 51. Chu kì là dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng A. Số electron. B. Số lớp electron. C. Số electron hóa trị. D. Số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 52. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học bằng A. số thứ tự của ô nguyên tố. B. số thứ tự của chu kì. C. số thứ tự của nhóm. D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Câu 53. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là A. 3 và 3.B. 4 và 3. C. 3 và 4.D. 4 và 4. Câu 54. Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có A. 2 nguyên tố. B. 8 nguyên tố.C. 10 nguyên tố. D. 18 nguyên tố. Câu 55. Nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 thuộc chu kì A. 15. B. 4.C. 19.D. 1. Câu 56. Nhóm nguyên tố là A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cùng cấu hình electron giống nhau được xếp ở cùng một cột. B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột. C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp cùng một cột. D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột. • HIỂU Câu 57. Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur? A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron. C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kỳ 3. D. Sufur nằm ở nhóm VIA. Câu 58. Nguyên tố X có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3p4. Nguyên tố X thuộc A. Chu kì 3, nhóm IVA. B. Chu kì 3, nhóm VIB. C. Chu kì 3, nhóm VIA. D. Chu kì 3, nhóm IVB. Câu 59. Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có cấu hình electron là [Ar]3d34s2. Nguyên tố X thuộc A. chu kì 4, nhóm VB. B. chu kì 4, nhóm VA. C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 4, nhóm IIIA. Câu 60. Nguyên tố hoá học X thuộc chu kỳ 3 nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s23p3. TỔ: HÓA – SINH Trang 5
  6. Trường THPT Ôn tập Hóa học 10 giữa kì I II. TRẮC NGHIỆM BÀI TẬP ❖ DẠNG 1: TÍNH KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ Hạt p n e Khối lượng (gam) 1,673.10-24 1,675.10-24 9,11.10-28 Câu 1: Cho biết nguyên tử Al có 13e, 13p, 14n. Khối lượng nguyên tử Al là A. 4,521.10-23 gam B. 4,521.10-26 gam C. 4,354.10-26 gam D. 4,354.10-23 gam Câu 2: Cho biết nguyên tử Cu có 29e, 29p, 34n. Khối lượng nguyên tử Cu là A. 9,712.10-26 gam B. 9,712.10-23 gam C. 1,055.10-25 gam D. 1,055.10-22 gam Câu 3: Cho biết nguyên tử Br có 35e, 35p, 44n. Khối lượng nguyên tử Br là A. 1,323.10-25 gam B. 1,323.10-22 gam C. 1,172.10-22 gam D. 1,172.10-25 gam Câu 4: Cho biết nguyên tử Ag có 47e, 47p, 60n. Khối lượng nguyên tử Ag là A. 1,574.10-25 kg B. 1,574.10-22 kg C. 1,792.10-22 kg D. 1,792.10-25 kg Câu 5: Cho biết nguyên tử K có 19e, 19p, 20n. Khối lượng nguyên tử K là A. 6,53.10-26 kg B. 6,53.10-23kg C. 6,36.10-23 kg D. 6,36.10-26 kg ❖ DẠNG 2: TOÁN HẠT Câu 1: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 114 và có số khối là 79. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 18. B. 23. C. 17. D. 35. Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt (p, n, e) trong nguyên tử là 122. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Kí hiệu nguyên tử của Y là 85 87 23 34 A. 37 X .B. 37 X . C. 12 X . D. 11 X. Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 92. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 5 hạt. Số hạt không mang điện trong X là A. 29. B. 63.C. 34. D. 65. Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 36. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số khối của X là A. 12. B. 24. C. 36. D. 6. Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 82. Trong hạt nhân nguyên tử X thì số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 4 hạt. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là A. 30. B. 26. C. 52. D. 56. ❖ DẠNG 3: ĐỒNG VỊ Câu 1. Nguyên tố boron (B) có nguyên tử khối trung bình là 10,81. Trong tự nhiên, boron có hai đồng vị 10 11 10 là 5 B và 5 B . Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 5 B là A. 81%. B. 19%. C. 0,19%. D. 0,81%. Câu 2. Trong tự nhiên, nguyên tố carbon có hai đồng vị là 12C và 13C. Nguyên tử khối trung bình của carbon là 12,011. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 12C là A. 10,5%. B. 89,5%. C. 1,1%. D. 98,9%. Câu 3. Nguyên tố bromine có nguyên tử khối trung bình là 79,9862. Trong tự nhiên, bromine có hai đồng vị là 79Br và 81Br. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 81Br là A. 50,69%. B. 49,31%. C. 19,52%. D. 80,48%. TỔ: HÓA – SINH Trang 6
  7. Trường THPT Ôn tập Hóa học 10 giữa kì I Câu 4. Nguyên tố silver (Ag) có nguyên tử khối trung bình là 107,9632. Trong tự nhiên, silver có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất có 47 proton và 60 neutron, đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 neutron. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị thứ hai là A. 51,84%. B. 48,16%. C. 28,72%. D. 71,28%. Câu 5. Nguyên tố copper (Cu) có nguyên tử khối trung bình là 63,617. Trong tự nhiên, copper có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất có 29 proton và 36 neutron, đồng vị thứ hai ít hơn đồng vị thứ nhất 2 neutron. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị thứ nhất là A. 78,75%. B. 69,15%. C. 30,85%. D. 21,25%. B. TỰ LUẬN ❖ DẠNG 1: Viết cấu hình electron nguyên tử; xác định vị trí trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm); cho biết nguyên tử đó thuộc nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm, vì sao? a) Cl (Z=17); Fe (Z=26) d) Ca (Z=20); Zn (Z=30) g) Ne (Z=10); Cl (Z=17) b) Ar (Z=18); N (Z=7) e) Mn (Z=25); P (Z=15) c) Cu (Z=29); Mg (Z=12) f) F (Z=9); Cr (Z=24) ❖ DẠNG 2: Xác định tên 2 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Câu 1: A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc hai chu kì nhỏ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Tìm tên 2 nguyên tố A và B, biết ZA<ZB. (Mg và Ca) Câu 2: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của X và Y bằng 52. Tìm tên 2 nguyên tố X và Y, biết ZX<ZY. (Cl và Br) Câu 3. A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30 (biết ZA<ZB). Tìm tên 2 nguyên tố A và B. (Na và K) Câu 4. X và Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 88 (biết ZX < ZY). Tìm tên 2 nguyên tố X và Y. (Br và I) Câu 5: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của X và Y bằng 132. Tìm tên 2 nguyên tố X và Y, biết ZX<ZY. (Sn và Pb) ❖ DẠNG 3: Toán hạt trong phân tử Câu 1: Hợp chất có công thức M 2X có tổng số hạt (p, n, e) là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34. a) Viết cấu hình electron của nguyên tử M và X. (ZM=19; ZX=8; NM=20; NX=8) b) Tính số khối của M và X. Câu 2: Hợp chất MX 3 được sử dụng là chất xúc tác trong tổng hợp chất hữu cơ. Tổng số hạt (p, n, e) trong hợp chất MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 60. Số khối của M nhỏ hơn số khối của X là 8. Tổng số hạt trong X nhiều hơn trong M là 12. a) Tìm số khối của M và X. (ZM=13; ZX=17; NM=14; NX=18) b) Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn. Câu 3. Tổng p, n, e trong MX là 86, trong đó tổng hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 26. Tổng số hạt trong M lớn hơn tổng số hạt trong X là 30. Tổng số hạt trong hạt nhân M lớn hơn tổng số hạt trong hạt nhân X là 20. a) Tìm số khối của M và X. (ZM=19; ZX=9; NM=20; NX=10) TỔ: HÓA – SINH Trang 7
  8. Trường THPT Ôn tập Hóa học 10 giữa kì I b) Tìm tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X. Câu 4. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt là 186, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số hạt không mang điện của nguyên tử M lớn hơn số hạt không mang điện của nguyên tử X là 12. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 30 hạt. a) Xác định số hiệu nguyên tử của M và X. (ZM=26; ZX=17; NM=30; NX=18) b) Tìm số khối của M và X. c) Xác định tổng số hạt mang điện trong hợp chất MX2. Câu 5. Hợp chất vô cơ X có công thức phân tử AB2. Tổng số các hạt (p, n, e) trong phân tử X là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của B nhiều hơn A là 4. Số hạt mang điện trong nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử A là 4 hạt. a) Tìm số khối của A và B. (ZA=6; ZB=8; NA=6; NB=8) b) Tìm tổng số hạt không mang điện trong hợp chất AB2. TỔ: HÓA – SINH Trang 8